Nước ấm và những bí quyết làm đẹp làn da

09:09, 26/10/2012

Để giải thích một cách rành mạch và rõ ràng các câu hỏi thường gặp nhất có thể, đây có lẽ sẽ là đáp án mà bạn luôn hằng tìm kiếm.

Lợi ích

 

Nước ấm rửa mặt giúp tăng cường tuần hoàn máu. Kích thích việc trao đổi chất và từ đó tiến trình tái tạo da diễn ra tốt hơn. Ngoài ra nước ấm giúp lỗ chân lông giãn vừa phải, đẩy chất dơ và nhờn dư ra ngoài và giảm hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông (đây là một trong những lý do gây ra hiện tượng mụn của da nhờn).

 

Thông thường nếu rửa mặt bằng nước lạnh trước khi dưỡng da khiến da hấp thụ dưỡng chất thấp hơn so với việc dùng nước ấm. Do nhiệt độ của nước giúp lỗ chân lông giãn nở khiến việc hấp thụ diễn ra nhanh và đây là thời điểm phát huy hiệu quả sản phẩm tốt nhất.

 

Bên cạnh đó nước ấm còn giúp cho hệ thần kinh thư giãn và dịu đi, giảm stress đáng kể. Có thể áp dụng việc ngâm bồn nước nóng với mùi hương aroma yêu thích trong vòng khoảng 30 phút, năng lượng cơ thể sẽ phục hồi đáng kể sau đó.

 

 

Hiệu quả của tẩy tế bào chết sẽ cao hơn khi kết hợp với việc rửa mặt lại bằng nước ấm. Những thành phần enzym trong sản phẩm sẽ được kích hoạt và hoạt động mạnh hơn. Lấy sạch đi lớp tế bào chết một cách hiệu quả nhất.

 

 

Cho từng loại da

 

Loại da nào cũng có thể rửa mặt bằng nước ấm tuy nhiên tùy theo loại da mà điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Da nhạy cảm, ửng đỏ, da mụn…nên dùng nhiệt độ 32 độ, thấp hơn so với tình trạng da bình thường là 34 độ

 

Với các loại da nhạy cảm, khô và hay bong tróc, có thể dùng nước ấm nhưng phải chọn nhiệt độ thấp và không rửa quá 1 lần bằng nước ấm trong ngày. Tốt nhất là rửa nước ấm vào buổi tối.

 

Với da hỗn hợp và nhờn, có thể dùng nước ấm ở nhiệt độ cao hơn da nhạy cảm. Một ngày có thể rửa 2 lần sáng và tối. Da nhờn không thể không hết lỗ chân lông to và hết nhờn khi rửa mặt bằng nước lạnh thay cho nước ấm. Ngược lại nước ấm còn giúp da nhờn đẩy các chất nhờn và bụi bẩn nằm sâu trong da. Thế nên da nhờn sử dụng nước ấm luôn là điều cần thiết

 

 

Những điều nên tránh

 

Tùy theo vùng da, loại da mà bạn điều chỉnh nhiệt độ nước ấm cho phù hợp. Đối với da mỏng manh và nhạy cảm, nhiệt độ nên để khoảng 32 độ là vừa phải. Một ngày rửa tối đa chỉ 2 lần với nước ấm, tốt nhất là rửa mặt bằng nước ấm vào buổi sáng sớm và chiều tối.

 

 

Nếu lạm dụng quá việc dùng nước ấm da sẽ da khô, căng khó chịu. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng dày sừng da chết, da sạm, kém tươi do da khô trong một thời gian dài. Đối với da thân thì nên sử dụng nhiệt độ nước ấm từ khoảng 34 đến 38 độ là phù hợp.

 

Nếu ngâm cơ thể với nước ấm thì không nên ngâm quá lâu. Cách tốt nhất muốn biết nhiệt độ có phù hợp với cơ thể hay không thì dùng da tay mặt trong cho xuống thể kiểm tra nhiệt độ trước khi ngâm.

 

 

Điều cần biết

 

Để đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc rửa mặt hàng ngày, ngoài hiểu rõ tác dụng của nước ấm đối với làn da của mình, bạn cần phải biết sử dụng những sản phẩm thích hợp khuyên dùng từ các chuyên da tư vấn với các bước như: tẩy da chết, rửa mặt thông thường, tẩy lớp trang điểm… Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ đem lại cho bạn một làn da sạch sẽ, tự nhiên.