Những tác động đang hiện hữu của biến đổi khí hậu

16:47, 07/07/2015

Từ năm 2008, những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam như Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đức Ngữ, Giáo sư Tiến sĩ Trương Quang Học... đ ã có những dự báo về tác động của BĐKH đối với kinh tế-xã hội. Kể từ đó đến nay tác động của BĐKH ngày càng diễn ra nhanh chóng và rõ ràng hơn, đã và đang gây ra nhiều thiệt hại cho các ngành kinh tế, tác động xấu đến môi trường và đa dạng sinh học, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Thực tế này đòi hỏi phải có những giải pháp giảm nhẹ và ứng phó hiệu quả với hiện tượng mang tính toàn cầu này.

* Đe dọa đa dạng sinh học

 

Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng cho rằng, BĐKH tuy không gây ra những thay đổi tức th ì, song sự nóng lên toàn cầu dẫn đến những biến đổi của khí hậu, thời tiết, làm thay đổi cấu trúc mùa như rút ngắn, thậm chí mất mùa lạnh, kéo dài hay rút ngắn mùa mưa, tăng thêm tính biến động, mức độ phân hoá. Chẳng hạn như mưa lớn, lũ lụt trượt lở đất đ ã xảy ra không đúng quy luật quan trắc.

 

Minh chứng là lần đầu tiên có bão lớn ở Cà Mau vào năm 1997 mà trong các thế kỷ tr ước chưa hề xảy ra . Hoặc l ũ lụt năm 2009, năm 2013 đạt đỉnh cao tại các tỉnh M iền T rung và Tây N guyên . Gây thiệt hại v ượt quá mức kỷ lục đ ã xảy ra tại thị trấn Sông Cầu, tỉnh Phú Yên cả về ng ười, nhà cửa và tài sản, đồng ruộng, đặc biệt là nhiều công tr ình thuỷ lợi, hồ đập bị mưa lũ tàn phá nghiêm trọng. Hay nắng nóng và khô hạn khốc liệt kéo dài ở các tỉnh Nam Miền Trung từ đầu năm đến nay, được các nhà khoa học khí tượng thủy văn đánh giá là nghiêm trọng nhất trong vòng 20 năm qua.

 

Theo Giáo sư Tiến sĩ Trương Quang Học, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Do sự nóng lên toàn cầu, các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao hơn. Khi ấy các loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển ở các vĩ độ cao hơn hoặc trên những vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại, các loài ưa lạnh bị thu hẹp lại, hoặc phải di cư đi nơi khác. Một điều đáng chú ý là sự dịch chuyển ranh giới khí hậu được ghi nhận là đã xảy ra ở một số n ơi trên thế giới.

 

Một số loài sẽ thích ứng tốt h ơn với sự biến đổi khí hậu trong khi một số khác không thích ứng nổi sẽ bị suy thoái dần. Khả năng của các loài dịch chuyển theo các vùng khí hậu sẽ phụ thuộc vào nhiều điều kiện như sự phát dục và sinh trưởng trong các điều kiện khí hậu mới, những điều kiện dinh dưỡng ... Nhìn chung, nhiều loài sinh vật vốn rất nhạy cảm với các điều kiện khí hậu sẽ là mối nguy hại lớn đối với chúng. Một đánh giá cho thấy, nếu nhiệt độ tăng lên 1 o C, khu rừng nhiệt đới ẩm Queensland, một di sản thiên nhiên thế giới ở Australia có thể bị giảm tới 50%, còn số loài cây bị mất có thể tới 40%.

 

Các nhà khoa học cho biết cho đến nay trên trái đất có khoảng 300.000 loài thực vật, 60.000 loài thân mềm (nhuyễn thể), 30.000 loài tôm cua (giáp xác), trên 1.000.000 loài côn trùng , 22.000 loài cá, 4.300 loài ếch nhái (lưỡng cư), 6,000 loài b ò sát, 9.000 loài chim, 4.600 loài động vật có vú.

 

Biến đổi khí hậu với những điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn như hạn hán, cháy rừng, lũ lụt...sẽ làm cho các loài có khả năng bị giảm nhiều hơn nữa. Các vùng núi cao cũng sẽ chịu tác động mạnh. Nhiều loài có vú và loài chim sẽ bị giảm do điều kiện sinh sống không thích hợp, nguồn dinh dưỡng bị giảm.

 

Bảo vệ tính đa dạng sinh học chính là bảo vệ nguồn gen mà thiên nhiên đã ban tặng cho trái đất này, cũng chính là để duy trì các hệ sinh thái truyền thống nhằm chống lại những sự mất cân bằng mà hiểm hoạ có thể l ường hết trong các điều kiện khí hậu mới. D ự báo có sự chuyển đổi về phân bố, sinh thái, tổ thành các loài thực vật trong rừng ngập mặn cửa sông ven biển khi mặt nước biển dâng, có sự tự điều chỉnh của các loài động vật thực vật hoang d ã và con ng ười nuôi trồng tại vùng khô hạn Ninh thuận, B ình Thuận và vùng núi cao khi biến đổi khí hậu.

 

* Gây rủi ro cho nông nghiệp và nguồn nước

 

Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Ngọc Lung nhận định: Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí hậu. Phần lớn các thiên tai khí tượng có xu thế gia tăng cường độ hoặc xác suất xuất hiện. BĐKH có thể tác động không giống nhau đến các đối tượng, những giai đoạn khác nhau trong nông nghiệp như thời vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất – sản lượng. Sản l ượng nông nghiệp tăng do CO 2 tăng lên (thường cao hơn khi nhiệt độ tăng ) , nhưng năng suất sẽ kém khi nhiệt độ tăng quá giới hạn, chất lượng hạt và thức ăn gia súc giảm khi CO 2 tăng; sản lượng tăng lên nhiều hơn ở vùng bị hạn so với vùng ẩm ướt.

 

Chất đất thay đổi như tổn thất chất hữu cơ, dinh dưỡng; nhiễm mặn và xói mòn trên một số vùng trở nên trầm trọng hơn; chế độ nước trong đất bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng. Sản xuất gia súc, gia cầm bị ảnh h ưởng do chi phí thức ăn tăng, do thời kỳ và phân bố dịch bệnh thay đổi, do thay đổi của  ãi chăn thả…

 

BĐKH tác động đến tài nguyên n ước trước hết là làm thay đổi lượng mưa, phân bố mùa mưa, sau nữa việc tăng nhiệt độ làm bốc hơi nhiều hơn sẽ thay đổi cân bằng nước của vùng. Mùa mưa cũng sẽ bị chuyển dịch, mở rộng, thu hẹp, tuy vậy sự tăng hay giảm lượng mưa cũng sẽ không đồng đều.

 

Thay đổi về mưa sẽ dẫn tới thay đổi của dòng chảy, tần suất cường độ của các trận lũ, đặc điểm của hạn hán trong vùng đất canh tác và cuộc sống con người khi thừa khi lại thiếu nước, hoặc nơi thừa nơi thiếu nước. Riêng đối với Việt Nam sự tương phản giữa hai mùa mưa và khô kèm theo ảnh hưởng của gió mùa , đã tạo ra các ảnh hưởng lớn khi chúng cùng tồn tại tác động, thường gây hiện tượng thừa nước hoặc thiếu nước so với nhu cầu sử dụng của con người.

 

Duyên hải Miền Trung có khoảng 400.000 ha bãi cát trắng ven biển trong đó nhiều nơi chưa phủ xanh hoặc tái hoang hoá sau chiến tranh vẫn còn là vùng trọng điểm. Vùng đồi núi thấp khô cằn làm thành dải phân cách ở Miền Trung giữa đồng bằng hẹp ven biển và núi cao biên giới phía Tây. Đây là vùng cộng h ưởng vừa của nắng hạn, vừa của mưa bão đã và đang gây ra các tai biến môi trường, xói mòn đất, lũ quét nhịp điệu diễn biến ngày càng cao.

 

Vùng Tây Bắc Bắc Bộ đầu nguồn sông Đà rộng tới 2,6 triệu ha chủ yếu là đồi núi dốc 20-30 o , đất trống đồi trọc, rừng non phục hồi chưa được nhiều, nhu cầu phòng hộ nguồn n ước rất gay gắt cho các hồ thuỷ điện lớn như Hoà B ình, S ơn La, Lai Châu.

 

Tứ giác Long Xuyên giới hạn bởi 4 tỉnh là các thành phố Châu Đốc, Tân Châu, Rạch Giá, Long Xuyên, diện tích bị nhiễm phèn khoảng 30 nghìn ha, chênh cao mặt biển 1-1,2m, đây là vùng đồng trũng vào mùa khô pH lớp đất mặt là 2,8 đến 4,0 là rất bất lợi để canh tác nông nghiệp. Ngoài ra rừng ngập mặn cũng sẽ bị tác động bởi nước dâng.

 

* Tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng

 

Những tác động này khá phức tạp, nó có thể thể hiện thành tác động tổng hợp đồng thời cùng nhiều yếu tố khác, cũng có thể trực tiếp thông qua môi tr ường trao đổi với cơ thể con người, cũng có thể gián tiếp thông qua thực phẩm, nhà ở, nước sinh hoạt, côn trùng . Có thể nêu ra 6 vấn đề tương tự về sức khoẻ cộng đồng đó là c ác áp lực về nhiệt (nóng, lạnh, nắng) ; các hiện tượng cực trị và thiên tai; ô nhiễm không khí; các bệnh nhiểm khuẩn như sốt rét, sốt xuất huyết; các vấn đề liên quan đến vùng ven biển; những vấn đề liên quan đến lương thực, dinh dưỡng, kế hoạch hoá gia đình, dân số.

 

BĐKH chủ yếu là sự nóng lên toàn cầu sẽ mở rộng thời tiết nóng ẩm vào các lúc thời tiết cực đoan có xu hướng tăng lên khiến tăng nguy cơ cho người già, ng ười bị tim mạch, thần kinh đặc biệt với những người ít luyện tập và khách du lịch, người di cư đến vùng cao, vùng ẩm.

 

Tăng ô nhiễm khí quyển về tốc độ phát thải khí nhà kính tất yếu dẫn đến tăng độ ô nhiễm không khí, mặc dù CO 2 ít quan hệ tới sức khoẻ nh ưng quá tr ình sử dụng nhiên liệu hoá thạch lại vừa phát thải CO 2 kết hợp với chất l ưu huỳnh SO 2 , SO 3 , H 2 SO 4 ,CO,N 2 O và các khí độc khác, khí thải CFC tăng lên tác động đến tầng ozon cũng góp phần tăng ô nhiễm khí quyển và tăng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

 

Tác động gián tiếp của BĐKH đến sức khoẻ có thể thông qua nhiều đối tượng, môi trường sống mà gần gũi nhất là nơi ở, nơi làm việc, sản xuất, chủ yếu được tạo ra từ các công tr ình công nghiệp sẽ chịu tác động không nhỏ của tác động BĐKH toàn cầu, trong đó có tác động của quá trình sinh tr ưởng và phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh, côn trùng, con chủ truyền bệnh khác.

 

Mức độ cảm nhiễm và miễn dịch của c ơ thể có quan hệ nhất định với BĐKH. Thời tiết nóng ẩm thường làm giảm thấp sức đề kháng cơ thể, cũng đồng thời tăng khả năng nhiễm bệnh, nhất là các bệnh nhiệt đới như tiểu đường, tả, lỵ, thương hàn liên quan nhiều đến khả năng đề kháng cơ thể. Theo Tổ chức Y tế thế giới , có 11 bệnh truyền nhiễm quan trọng chịu ảnh hưởng của BĐKH, đứng đầu là sốt rét, tiếp theo là giun chỉ bạch huyết , rồi đến sốt xuất huyết, viêm n ão nhật bản rất thịnh hành ở Đông Nam Á.

 

Bên cạnh đó, nước biển dâng, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp trên các vùng ven biển sẽ có nhiều khó khăn ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập, tiêu dùng của người dân, điều này ảnh hưởng gián tiếp tới mức sống, sức khoẻ cộng đồng khi xảy ra BĐKH thì nguy cơ càng lớn hơn. /.