Năm 2018, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 23.000 lao động, vượt trên 53% kế hoạch. Để có được kết quả này, Thái Nguyên đã đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ, định hướng công tác giải quyết việc làm ở từng địa phương, đơn vị.
Thái Nguyên hiện nằm trong nhóm tỉnh có tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao nhất cả nước. Nhằm nâng cao trình độ, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu lao động, thời gian qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng đẩy mạnh.
Đến nay, toàn tỉnh có 61 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong năm 2018, kết quả tuyển sinh của các cơ sở đạt trên 44.100 học viên, vượt 26% kế hoạch. Trong đó, đào tạo trình độ cao đẳng là trên 4.900 học viên, trung cấp đạt trên 14.000 học viên, sơ cấp và dưới 3 tháng là trên 25.200 học viên. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh hiện đạt 65,18% (tăng gần 3% so với năm 2017). Cùng với việc nâng cao chất lượng, trình độ giảng dạy, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tăng cường phối hợp đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Qua đó, chủ động tạo việc làm cho người lao động sau học nghề.
Các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh rất quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Đi đôi với việc đẩy mạnh sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế để giải quyết việc làm, các địa phương còn chú trọng phối hợp với doanh nghiệp tạo việc làm cho lao động địa phương, hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tự tìm kiếm việc làm.
Ông Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình cho hay: Phú Bình luôn nằm trong nhóm đầu của tỉnh về giải quyết việc làm với con số 2.500 - 3.000 việc làm mới được tạo thêm mỗi năm. Để duy trì được kết quả này, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, nâng cao nhận thức của người dân về công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ giải đáp, cung cấp thông tin về việc làm cho người lao động.
Hàng năm, huyện thành lập các đoàn giám sát việc đảm bảo quyền lợi, môi trường làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Nhờ đó, người lao động hoàn toàn yên tâm khi tiếp cận với các cơ hội việc làm và gắn bó với doanh nghiệp.
Năm 2018 còn đánh dấu bước tiến dài của tỉnh trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với người lao động. Để giúp người lao động tiếp cận với các doanh nghiệp dễ dàng hơn, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động -Thương binh và Xã hội) đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; tổ chức các sàn giao dịch giới thiệu việc làm, giúp đưa thông tin về lao động đến với các đơn vị, doanh nghiệp cần tuyển lao động. Qua đó, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lao động và người lao động đã có cơ hội được gắn kết với nhau.
Bà Phạm Như Thùy, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thông tin: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức trên 60 phiên giao dịch việc làm lưu động. Đã có gần 300 doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề tham gia tuyển dụng lao động, tư vấn học nghề với trên 15.000 vị trí tuyển dụng. Có gần 20.000 người lao động tham gia và kết quả, có trên 5.000 người nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại ngày hội, sàn giao dịch việc làm. Đặc biệt năm nay, một số huyện đã lần đầu tiên tổ chức ngày hội việc làm bên cạnh hoạt động cấp tỉnh chỉ diễn ra 1 lần mỗi năm. Việc này giúp tạo cơ hội để người lao động và doanh nghiệp trực tiếp kết nối với nhau.
Chị Hoàng Thị Phương Thảo, Phó phòng Nhân sự, Công ty TNHH Glonics Thái Nguyên chia sẻ: Những phiên giao dịch việc làm như vậy, không chỉ là cơ hội để chúng tôi tuyển dụng lao động mà còn giúp doanh nghiệp giới thiệu hình ảnh của mình đến với đông đảo người dân.
Ông Nguyễn Thành Long, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay: Các giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động của tỉnh Thái Nguyên năm 2018 chủ yếu xoay quanh 2 vấn đề: hỗ trợ và định hướng. Thông qua kết quả điều tra cung - cầu lao động cuối năm về độ tuổi, trình độ lao động, nhu cầu của doanh nghiệp về số lượng, lĩnh vực… tỉnh triển các định hướng cho các địa phương về việc hướng dẫn người dân chọn nghề để học, chọn doanh nghiệp xin làm việc dựa theo năng lực.
Cùng với đó, tỉnh đã tích cực hỗ trợ người lao động qua nhiều kênh thông tin khác nhau: tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu trực tiếp người lao động đến doanh nghiệp, tổ chức các ngày hội việc làm, phiên giao dịch việc làm lưu động…
Bên cạnh đó là các giải pháp hỗ trợ người lao động vay vốn thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động… Thông qua những giải pháp toàn diện và đồng bộ đó, kết quả tốt nhất Thái Nguyên đạt được không chỉ nằm ở con số khoảng 23.000 việc làm mới được tạo thêm mà là cơ hội việc làm cho người lao động có chất lượng tốt, việc làm ngày càng bền vững hơn. Từ đó, người lao động có thể tìm kiếm những công việc có thu nhập cao hơn, đảm bảo quyền lợi của họ khi làm việc tại doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, ngành Lao động vẫn tiếp tục duy trì các giải pháp đang thực hiện trên cơ sở hoàn thiện hơn công tác đánh giá thị trường lao động để đưa ra định hướng phù hợp cho người dân. Cùng với đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu phương án hỗ trợ những lao động trong độ tuổi từ 35-40 tuổi trở lên, những người đang gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thị trường lao động thời kỳ mới. Cùng với đó, tỉnh sẽ có giải pháp chuyển hướng công tác đào tạo nghề cho sát hơn với nhu cầu thị trường cũng như các dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm bền vững cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra chỉ tiêu: “Hằng năm tạo việc làm tăng thêm cho 15.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 70%”. Theo đó, năm 2016 toàn tỉnh đã tạo việc làm cho trên 22 nghìn ngư Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra chỉ tiêu: “Hằng năm tạo việc làm tăng thêm cho 15.0 ời; năm 2017, tạo việc làm tăng thêm cho trên 21,4 nghìn người. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh hiện đạt 65,18%.