Một nghiên cứu mới được công bố trong tuần này đã tiết lộ rằng việc sử dụng cần sa có thể gây ra những ký ức sai. Nghiên cứu có tiêu đề: "Cần sa làm tăng tính nhạy cảm với trí nhớ sai", đã được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science.
Theo đó, hút cần sa còn có thể dẫn đến sự hình thành những ký ức hoang tưởng mà con người không thể phân biệt với những ký ức thực sự.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Maastricht ở Hà Lan phát hiện ra rằng việc sử dụng cần sa và các loại thuốc khác có chứa tetrahydrocannabinol (một trong ít nhất 113 cannabinoid được xác định có trong cần sa -THC) cũng kích thích hình thành những ký ức sai lệch.
Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư Johannes Ramaekers, giáo sư tâm sinh lý học tại Đại học Maastricht, đã so sánh người sử dụng cần sa với người dùng giả dược và ghi nhận hiện tượng này. Họ giải thích rằng những ký ức sai là những người kể lại một sự kiện hoặc chi tiết không thực sự xảy ra nhưng là kết quả của một tác nhân từ môi trường.
Trong công trình nghiên cứu này, các nhà khoa học đã quyết định kiểm tra xem những thay đổi do dùng cần sa ảnh hưởng đến việc hình thành ký ức hoang tưởng như thế nào.
Trong các thử nghiệm, các nhà khoa học đã cho 64 người khỏe mạnh dùng cần sa và kiểm tra ngay lúc đó cũng như một tuần sau đó. Kết quả, khả năng ghi nhớ của những người tham gia thử nghiệm bị suy giảm và những ký ức hoang tưởng hình thành dễ dàng hơn. Chẳng hạn, dưới ảnh hưởng của THC, những người tham gia dễ dàng nhận ra những từ ngữ trong một danh sách, mặc dù trong thực tế, chúng không xuất hiện trong số những từ ngữ mà họ cần nhớ.
Hay bằng cách sử dụng thực tế ảo, một hiện trường vụ án đã được hiển thị cho các tình nguyện viên. Sau đó, dưới ảnh hưởng của các câu hỏi mớm hoặc đơn giản là các mô tả tình huống thay thế không chính xác, những người tham gia nghiên cứu đã sẵn sàng mô tả lại tình huống đó hoàn toàn khác với những gì họ thấy trong thực tế.
Đặc biệt, một tuần sau, những quan niệm sai lầm này vẫn tồn tại, cho thấy rằng chúng được kết nối không phải với chính việc nhiễm độc cần sa, mà với cách ký ức được hình thành dưới ảnh hưởng của cần sa.
Tất cả điều này một lần nữa đặt ra nghi ngờ về những lời khai trước tòa vốn được coi là một công cụ xác nhận sự thật. Ngày nay, khi nhiều quốc gia phát triển đang theo đuổi các chính sách nhằm phi hình sự hóa và hợp pháp hóa cần sa, câu hỏi về tác động của cần sa đối với độ tin cậy của lời khai nhân chứng trước tòa đang trở nên đặc biệt bức thiết.
Từ đó các nhà khoa học đặt ra câu hỏi về tác động của cần sa đối với độ tin cậy của lời khai nhân chứng của như của các nghi phạm trước cảnh sát hay trước tòa khi nhiều quốc gia phát triển đang theo đuổi các chính sách nhằm phi hình sự hóa và hợp pháp hóa cần sa.