Sau 5 năm triển khai, Dự án EPIC đã triển khai các mô hình, hoạt động đổi mới (về dự phòng HIV, xét nghiệm HIV, điều trị HIV/AIDS) nhằm đạt được các mục tiêu 90-90-95 ở 6 tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Long An, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu.
Thăm khám cho bệnh nhân điều trị HIV - Ảnh: VGP/Thùy Chi |
Khống chế tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư nói chung dưới 0,3%
Dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (EPIC) là Dự án hợp tác giữa Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US.CDC) và Cục Phòng, chống HIV/AIDS (VAAC), Bộ Y tế Việt Nam trong khuôn khổ Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR).
Dự án EPIC hỗ trợ triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật về phòng chống HIV/AIDS ở các tuyến. Ưu tiên tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm: Giới thiệu và nhân rộng các sáng kiến mô hình và công nghệ mới phát triển và duy trì mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật phòng chống HIV ở cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh.
PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, giai đoạn 2020-2024 Dự án EPIC đã hỗ trợ 6 tỉnh trọng điểm, 3 viện trung ương, 4 tỉnh đáp ứng y tế công cộng và 17 hỗ trợ kỹ thuật kỹ thuật.
Giai đoạn 2020-2024, Dự án EPIC đã cơ bản hoàn thành mục tiêu chung là hỗ trợ Việt Nam triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm đạt được mục tiêu khống chế tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư nói chung dưới 0.3%; đạt được mục tiêu 90-90-90 và hướng tới cơ bản chấm dứt đại dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.
Dự án cũng hỗ trợ các mục tiêu cụ thể như: Xây dựng và triển khai các mô hình, hoạt động đổi mới hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị điều trị nhiễm HIV/AIDS thông qua việc xây dựng và mở rộng các mô hình, hoạt động đổi mới có liên quan đến điều trị nhiễm HIV/AIDS; Tăng cường hệ thống theo dõi và giám sát trong phòng, chống HIV/AIDS và sử dụng dữ liệu HIV/AIDS của Việt Nam; thể chế hóa và triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật về phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến.
Bên cạnh đó, dự án tập trung vào tìm ca tại cộng đồng và cơ sở y tế; nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm; Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP); Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; Hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh (PTT); Nâng cao năng lực hệ thống y tế (HSS); Giảm Kỳ thị phân biệt đối xử; Đáp ứng y tế công cộng (PHCR) và Hợp đồng xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS.
Hơn 143 nghìn người được tư vấn xét nghiệm HIV
Nhờ Dự án EPIC, 143.296 người đã được tư vấn xét nghiệm, đạt 71% chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu tìm ca mới đạt 83% với mục tiêu; đạt 90,4% chỉ tiêu điều trị PrEP. Về hoạt động mở rộng xét nghiệm nhiễm mới tại Việt Nam, Dự án đã hỗ trợ hơn 40 tỉnh, thành phố triển khai hoạt động xét nghiệm nhiễm mới và tại 6 tỉnh, thành phố trọng điểm đã thực hiện được hơn 7.000 ca xét nghiệm nhiễm mới...
Cũng thông qua sự hỗ trợ của Dự án EPIC mạng lưới các tổ chức tham gia phòng, chống HIV/AIDS được mở rộng và nâng cao năng lực. Từ đó, giúp các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV dễ dàng tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV và những người nhiễm HIV cũng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
Là một trong những tỉnh thành phố trọng điểm nhận được sự hỗ trợ của PRPFAR, hỗ trợ của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Hải Phòng đã triển khai một cách toàn diện, có hiệu quả các hoạt dôdngj như truyền thông, can thiệp giảm tác hại - điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, tiếp cận cộng đồng, tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, chăm sóc điều trị HIV/AIDS.
Hàng năm, cả 3 chỉ số bao gồm người nhiễm HIV mới, người chuyển sang AIDS và số người tử vong do AIDS đều giảm. Tính đến tháng 8/2024, tại Hải Phòng số người nhiễm HIV còn sống là 6.475 người; số người nhiễm HIV mới được phát hiện 8 tháng đầu năm 2024 là 96.
Dịch HIV đang có xu hướng chuyển dần từ nhóm nghiện chích ma tuý sang nhóm quan hệ tình dục đồng giới (MSM) ở độ tuổi rất trẻ. Vì vậy hiện nay Hải Phòng đang tập trung các hoạt động truyền thông, tiếp cận các đối tượng là sinh viên và công nhân các khu công nghiệp.
Về lĩnh vực điều trị, với tình hình cung ứng thuốc ARV nguồn BHYT hiện còn chưa bảo đảm tiến độ và số lượng do nhiều nguyên nhân đã gây ảnh hưởng công tác chăm sóc điều trị HIV/AIDS, tuy nhiên với sự chỉ đạo và phân phối chặt chẽ từ Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hải Phòng và các cơ sở điều trị, Hải Phòng vẫn bảo đảm không xảy ra tình trạng gián đoạn điều trị thuốc ARV cho bệnh nhân trên địa bàn thành phố.
Ông Minesh Shad, Phó Giám đốc Chương trình HIV, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam đánh giá, Hải Phòng đã đạt được Thỏa thuận hợp tác. Trong đó, phải kể đến việc triển khai thành công hệ thống giám sát chương trình HIV hiệu quả, bảo đảm việc sản xuất dữ liệu giám sát chương trình chất lượng cao. Mục tiêu bao phủ TPT (dự phòng lao) vượt mức (đến cuối tháng 6 năm 2024, 96% số người sống với HIV đã bắt đầu điều trị TPT, 99% trong số họ hoàn tất liệu trình điều trị). Bao phủ xét nghiệm HIV, xét nghiệm tải lượng virus, và xét nghiệm xác định mới rất cao. Hải Phòng cũng đã đạt kết quả tốt trong việc phát hiện ca bệnh, cả tại cộng đồng và cơ sở y tế, và đảm bảo liên kết với điều trị.
Ths. Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Phó Giám đốc Ban Quản lý các Dự án Hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS đánh giá cao những nỗ lực và kết quả mà Hải Phòng đã đạt được trong triển khai các hoạt động của Dự án.
Phó Cục trưởng Võ Hải Sơn mong muốn, Hải Phòng tiếp tục vận dụng linh động các nguồn lực trong nước để đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm kết thúc HIV/AIDS vào năm 2030.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin