Đại sứ Hồ Càn Văn: Đảng Cộng sản Trung Quốc coi trọng việc củng cố và phát triển toàn diện quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác với Việt Nam

07:59, 21/01/2008

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành công tốt đẹp. Nhân sự kiện này, phóng viên Báo Điện tử Đảng cộng Sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi trực tiếp với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Càn Văn. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

PV: Xin đồng chí cho biết ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong giai đoạn mới?

Đại sứ Hồ Càn Văn: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Đại hội 17) được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 15-21 tháng 10 năm 2007. Đây là một đại hội hết sức quan trọng họp vào giai đoạn then chốt của cải cách phát triển Trung Quốc. Đại hội đã phê chuẩn báo cáo do Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào thay mặt Ủy ban Trung ương khóa 16 đọc trước Đại hội, thẩm nghị thông qua “Điều lệ (sửa đổi) Đảng Cộng sản Trung Quốc”, bầu ra Ủy ban Trung ương và Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương khóa mới. Đại hội đã giương cao ngọn cờ, nối tiếp truyền thống, thực tế thiết thực, dân chủ hài hòa, là một Đại hội đoàn kết, thắng lợi, cố gắng tiến lên, đã thống nhất tư tưởng của toàn Đảng và toàn dân, khích lệ tinh thần của toàn Đảng và toàn dân, có ý nghĩa vô cùng to lớn và sâu rộng đối với việc thức đẩy toàn diện các sự nghiệp của Đảng và nhà nước.

Đại hội đã đưa ra một chủ đề rất rõ ràng, đó vừa là chủ đề của Đại hội 17, vừa là nội dung chính của toàn bộ công việc của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hiện nay và sau này. Đó chính là: Giương cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, chỉ đạo bằng lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, đi sâu quan triệt thực hiện quan điểm phát triển khoa học, tiếp tục giải phóng tư tưởng, kiên trì cải cách mở cửa, thúc đẩy phát triển khoa học, xúc tiến xã hội hài hòa, phấn đấu để đạt được thắng lời mới về xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Việc xác lập chủ đề này, có nghĩa là Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng với nội ngoại bộ Đảng, trong và ngoài nước rằng: Thứ nhất, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ luôn luôn kiên trì giương cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; Thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn kiên trì lấy lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “ba đại diện” làm chỉ đạo, đi sâu quán triệt thực hiện quan điểm phát triển khoa học; Thứ ba, Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên trì giải phóng tư tưởng, kiên trì cải cách mở cửa, thúc đẩy phát triển khoa học, xúc tiến xã hội hài hòa và phấn đấy xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Chủ đề này đã trả lời một cách sâu sắc những câu hỏi quan trọng mà nội ngoại bộ Đảng, trong và ngoài nước hết sức quan tâm sau Đại hội 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ gì, đi con đường nào, với trạng thái tinh thần ra sao, tiếp tục tiến lên theo mục tiêu phát triển nào. Có thể nói rằng, chủ đề này đã thể hiện được quy luật phát triển của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc, phản ánh được yêu cầu mới của thời đại và nguyện vọng mới của nhân dân các dân tộc, là sự cống hiến mang tầm vóc lịch sử của Đại hội 17.

PV: So với các Đại hội trước đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại hội lần này có những bước đột phá gì trong quan điểm và đường lối lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?

Đại sứ Hồ Càn Văn: Thành quả lý luận quan trọng của Đại hội 17 là đã khái quát con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và hệ thống lý luận của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đại hội 17 đã chỉ rõ rằng, con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dựa vào tình hình đất nước cơ bản, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải cách mở cửa, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội chủ nghĩa, củng cố và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa, xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh và hài hòa. Hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là hệ thống lý luận khoa học bao gồm những tư tưởng chiến lược quan trọng như lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” và quan điểm phát triển khoa học. Con đường và hệ thống lý luận này cùng tạo thành ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đây là ngọn cờ tiến bộ phát triển của Trung Quốc thời nay, là ngọn cờ đoàn kết phấn đấu của toàn Đảng và nhân dân các dân tộc cả nước. Tại Trung Quốc hiện nay, kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc mới thực sự là kiên trì chủ nghĩa xã hội, kiên trì hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc mới thực sự là kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin.

Sự sáng tạo quan trọng về lý luận của Đại hội 17 đã nói rõ căn cứ hiện thực, nội hàm khoa học và yêu cầu căn bản của quan điểm phát triển khoa học. Trải qua sự phát triển hơn mấy chục năm, Trung Quốc đã có sự thay đổi long trời lở đất, nhưng tình hình đất nước cơ bản của Trung Quốc vẫn ở vào và còn lâu dài trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội chưa thay đổi, mâu thuẫn chủ yếu giữa nhu cầu văn hóa vật chất ngày một tăng của nhân dân và sản xuất xã hội lạc hậu vẫn chưa thay đổi. Quan điểm phát triển khoa học được đề ra, chính là xuất phát từ tình hình cơ bản của đất nước này, tổng kết thực tiễn phát triển của Trung Quốc, tham khảo kinh nghiệm phát triển ngoài nước, thích ứng với nhu cầu phát triển mới. Đó chính là căn cứ căn bản và cơ sở hiện thực của quan điểm phát triển khoa học. Đại hội 17 đã giải thích quan điểm phát triển khoa học như sau: quan điểm phát triển khoa học là sự kế thừa và phát triển các tư tưởng quan trọng về phát triển của ba thế hệ tập thể lãnh đạo trung ương, là sự thể hiện tập trung của thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác về phát triển, là lý luận khoa học vừa tiến cùng thời đại vừa kế tục từ một nguồn với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, là phương châm chỉ đạo quan trọng về phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc, là tư tưởng chiến lược lớn, quan trọng cần phải kiên trì và quán triệt trong phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, Đại hội 17 nhấn mạnh, trong quan điểm phát triển khoa học, ý nghĩa quan trọng số một là phát triển, cốt yếu là lấy con người làm gốc, yêu cầu cơ bản là điều hòa toàn diện bền vững, phương pháp căn bản là bao quát tổng hợp thống nhất. Quán triệt thực hiện quan điểm phát triển khoa học, phải làm được mấy phương diện như sau: một là, luôn luôn kiên trì đường lối cơ bản “một trung tâm, hai điểm cơ bản”, đây là đảm bảo chính trị để thực hiện phát triển khoa học; hai là, tích cực xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường xã hội tốt đẹp cho phát triển khoa học; ba là, tiếp tục đi sâu cải cách mở cửa, đem lại động lực mạnh mẽ và đảm bảo về thể chế cho phát triển khoa học; bốn là, thiết thực tăng cường và cải tiến việc xây dựng Đảng, đem lại bảo đảm về tổ chức cho phát triển khoa học.

PV: Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc có đặc điểm gì mới? Xin đồng chí cho biết thêm những nét chính trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn mới?

Đại sứ Hồ Càn Văn: Đại hội 17 đã chỉ rõ hơn nữa chủ trương chính sách công tác đối ngoại của Trung Quốc. Ngày nay, thế giới đang có sự thay đổi lớn, điều chỉnh lớn, hòa bình và phát triển vẫn là chủ đề của thời đại. Đồng thời, thế giới vẫn rất không an ninh, hòa bình và phát triển đứng trước nhiều vấn đề nan giải và thách thức. Trên cơ sở đi sâu phân tích tình hình thế giới, Đại hội 17 đã đề ra chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc về các vấn đề thế giới cũng như công tác đối ngoại, có thể khái quát thành “một chủ trương”, “ba đường lối” và “một chiến lược”. “Một chủ trương” là thi hành chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập tự chủ, thúc đẩy xây dựng thế giới hài hòa, hòa bình lâu dài, cùng phồn vinh. “Một đường lối” là trước sau không thay đổi đi con đường phát triển hòa bình, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. “Một chiến lược” là trước sau không thay đổi thực hiện chiến lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng lợi, cùng các nước trên thế giới cùng chia sẻ cơ hội phát triển, cùng ứng phó các loại thách thức. Đại hội 17 còn đề xuất, Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai giao lưu hợp tác với các chính đảng và các tổ chức chính trị các nước, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân các nước.

Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đều có chung một lý tưởng và lợi ích chiến lược. Như đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chỉ rõ rằng, hai nước Trung Việt “sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan”, “mối tình hữu nghị Trung – Việt là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân hai nước”. Tăng cường hơn nữa sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, mở rộng sự hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy cùng phát triển và phồn vinh, vừa là yêu cầu khách quan trong sự nghiệp chung của cả hai nước Trung –Việt, vừa là lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Tập thể lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa mới do đồng chí Hồ Cẩm Đào là Tổng Bí Thư coi trọng cao độ việc củng cố và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam, đây là bộ phận cấu thành quan trọng của phương châm “thân thiện với láng giềng, làm bạn với láng giềng, cùng giàu với láng giềng”. Hai nước Trung-Việt là nước láng giềng quan trọng với nhau, quan hệ với Việt Nam có vị trí quan trọng trong chiến lược ngoại giao, đặc biệt là ngoại giao với các nước xung quanh của Trung Quốc.

Kể từ khi bước sang thế kỷ mới cho đến nay, dưới sự chỉ dẫn của phương châm 16 chữ là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần bốn tốt là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, mối quan hệ giữa hai Đảng hai nước Trung-Việt đã bước sang một thời kỳ mới đi sâu phát triển toàn diện. Đó chủ yếu thể hiện như sau: Một là Lãnh đạo hai Đảng hai nước duy trì sự gặp gỡ tiếp xúc và chuyến thăm lẫn nhau thường xuyên. Hai là hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước dành được thành quả rõ rệt, Trung Quốc đã 3 năm liền trở thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam, hai bên đã giành được tiến triển quan trọng về nhiều dự án hợp tác lớn. Ba là vấn đề biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại giữa hai nước đã từng bước được giải quyết một cách ổn thoả. Bốn là các ngành then chốt như ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh của hai nước đã xây dựng cơ chế hợp tác đối thoại, sự giao lưu hữu nghị và hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực không ngừng được tăng cường, đã tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của mối quan hệ láng giềng hữu nghị hai nước. Hai nước Trung - Việt tin tưởng lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, hợp tác toàn diện, cùng có lợi cùng thắng, cùng mưu cầu phát triển, đã trở thành những đặc trưng nổi bật trong quan hệ hai nước Trung- Việt trong thời kỳ mới. Tôi tin rằng, dưới sự quan tâm và chỉ đạo của Lãnh đạo hai Đảng hai nước, qua sự cố gắng chung của cả hai bên, bông hoa hữu nghị Trung - Việt trong thời kỳ mới sẽ càng đượm sắc hương và sặc sỡ hơn.

PV: Qua những văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đản Cộng sản Trung Quốc trình Đại hội lần thứ 17 của Đảng, đồng chí có nhận xét, đánh giá gì về sự trưởng thành của Đảng cả về tổng kết lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Xin đồng chí cho một vài ví dụ để minh hoạ về sự trưởng thành đó?

Đại sứ Hồ Càn Văn: Đảng Cộng sản Trung Quốc coi trọng cao độ việc tổng kết sự sáng tạo lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Các văn kiện được Đại hội 17 thông qua đã thể hiện thành quả của sự sáng tạo lý luận và sự phát triển thực tiễn kể từ Đại hội lần thứ 16 cho đến nay, đã thể hiện quan điểm lý luận trọng đại, tư tưởng chiến lược trọng đại, sắp xếp công việc trọng đại do Đại hội 17 đề ra. Đây là tuyên ngôn chính trị mà Đảng cộng sản Trung Quốc hướng tới hiện đại hoá, hướng ra thế giới và tương lai, là văn hiến mang tính cương lĩnh của chủ nghĩa Mác, là cương lĩnh hành động chỉ dẫn các dân tộc cả nước giành được thắng lợi mới trong việc xây dựng toàn diện xã hội khá giả, mở ra cục diện mới chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đại hội 17 đã đề ra một số quan điểm tư tưởng và mục tiêu phấn đấu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trọng đại đối với sự nghiệp phát triển của Đảng và nhân dân Trung Quốc. Tôi xin dẫn ra 3 ví dụ sau:

Một: Đại hội dùng “10 kết hợp” để khái quát kinh nghiệm cơ bản trong 29 năm qua kể từ khi cải cách mở cửa cho đến nay, tức là: kết hợp giữa kiên trì nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thúc đẩy Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác, kết hợp giữa kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản với kiên trì cải cách mở cửa, kết hợp giữa tôn trọng tinh thần sáng tạo của nhân dân với tăng cường và hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp giữa kiên trì chế độ xã hội chủ nghĩa cơ bản với phát triển kinh tế thị trường, kết hợp giữa thúc đẩy thay đổi cơ sở kinh tế với thúc đẩy cải cách kiến trúc thượng tầng, kết hợp giữa phát triển sức sản xuất xã hội với nâng cao tố chất văn minh toàn dân tộc, kết hợp giữa nâng cao hiệu suất với thúc đẩy công bằng xã hội, kết hợp giữa kiên trì độc lập tự chủ với hội nhập toàn cầu hoá nền kinh tế, kết hợp giữa thúc đẩy cải cách phát triển với giữ vững ổn định xã hội, kết hợp giữa thúc đẩy sự nghiệp vĩ đại xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc với công trình vĩ đại mới xây dựng Đảng.

Hai: Đại hội đã đưa ra yêu cầu mới và sắp xếp mới để thực hiện mục tiêu phấn đấu xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Đại hội 16 đã đưa ra mục tiêu phấn đấu xây dựng toàn diện xã hội khá giả, Đại hội 17 đã bổ sung và hoàn thiện hơn mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả và đưa ra yêu cầu mới, có những sắp xếp quan trọng mới. Về mặt xây dựng kinh tế, nhấn mạnh phải tăng cường tính nhịp nhàng đồng bộ của phát triển, nỗ lực thực hiện kinh tế phát triển vừa tốt vừa nhanh. Ở đây có hai điểm nổi bật: Một là điều chỉnh mục tiêu mà Đại hội 16 đề ra đến năm 2020 GDP tăng gấp 4 lần thành GDP bình quân đầu người tăng gấp 4 lần; Hai là nâng cao năng lực tự chủ sáng tạo, xây dựng đất nước loại hình sáng tạo. Để thực hiện được những yêu cầu này, Đại hội đã đề ra vấn đề then chốt là phải đạt được những tiến triển trọng đại về mặt thay đổi phương thức phát triển kinh tế và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Về mặt xây dựng chính trị, nhấn mạnh việc kiên trì con đường phát triển chính trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, kiên trì “Một thống nhất”, “ 4 chế độ” tức là kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, trị quốc theo pháp luật, kiên trì và hoàn thiện chế độ đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chế độ khu vực dân tộc tự trị cũng như chế độ tự trị của quần chúng cơ sở. Về mặt xây dựng văn hoá, nhấn mạnh cần tự giác hơn, chủ động hơn thúc đẩy văn hoá đại phồn thịnh, đại phát triển, xây dựng nếp sống văn minh hài hoà, xây dựng nếp sống văn minh, đề cao văn hoá Trung Hoa ưu tú, ra sức thúc đẩy sáng tạo văn hoá, không ngừng đấp ứng nhu cầu của quần chúng nhân dân về phương diện văn hoá tinh thần. Về mặt xây dựng xã hội, nhấn mạnh việc phát triển sự nghiệp xã hội, cải thiện toàn diện cuộc sống nhân dân, nỗ lực làm cho toàn thể nhân dân cần học thì được học, cần làm thì có việc làm, có bệnh thì được chữa trị, già thì được nuôi dưỡng, cần ở thì có nhà. Trên phương diện xây dựng môi trường sinh thái, nhấn mạnh việc xây dựng văn minh sinh thái, cơ bản hình thành cơ cấu ngành nghề, phương thức tăng trưởng và mô hình tiêu dung tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Để thực hiện những yêu cầu này, Đại hội đề xuất, phải kiên trì quốc sách cơ bản tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, hoàn thiện pháp luật và chính sách có lợi cho việc tiết kiệm năng lượng tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái, đẩy nhanh việc hình thành cơ chế, thể chế phát triển bền vững.

Ba: Đại hội chỉ rõ phải đẩy mạnh toàn diện công trình vĩ đại mới xây dựng Đản với tinh thần cải cách sáng tạo. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập được 86 năm, đã có 58 năm cầm quyền trên toàn quốc, có hơn 70 triệu đảng viên, nhiệm vụ xây dựng Đảng nặng nề phức tạp hơn bất cứ thời gian nào trước kia. Công cuộc cải cách mở cửa do Đảng lãnh đạo vừa tiếp sức sống to lớn cho Đảng, vừa khiến cho Đảng đứng trước nhiều vấn đề mới, thử thách mới chưa từng có. Vì vậy, Đại hội đề xuất tăng cường xây dựng Đảng với tinh thần cải cách sáng tạo vừa hết sức quan trọng lại vừa hết sức cấp bách. Đại hội đã đề xuất “ một tuyến chính” và “ năm trọng điểm” trong việc tăng cường và cải thiện công tác xây dựng Đảng. Một tuyến chính là lấy xây dựng năng lực cầm quyền của đảng và xây dựng tính tiên tiến của Đảng là tuyến chính. Năm trọng điểm là lấy việc kiên định niềm tin lý tưởng làm trọng điểm tăng cường xây dựng tư tưởng, nhấn mạnh đi sâu học tập quán triệt hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc; lấy bồi dưỡng đào tạo đội ngũ đảng viên, cán bộ chất lượng vào làm trọng điểm tăng cường xây dựng tổ chức; lấy giữ vững mối quan hệ máu thịt của Đảng với quần chúng nhân dân làm trọng điểm tăng cường xây dựng tác phong; lấy kiện toàn chế độ tập trung dân chủ làm trọng điểm tăng cường xây dựng chế độ, nhấn mạnh tích cực xúc tiến xây dựng dân chủ trong Đảng để thúc đẩy dân chủ trong nhân dân; lấy hoàn thiện hệ thống trường trị và phòng ngừa tham nhũng và xây dựng Đảng trong sạch, nhấn mạnh phải kiên trì triển khai cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!