Các hoạt động của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tại Hội nghị cấp cao Mekong- Nhật Bản đã góp phần quan trọng trong việc mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mekong và với Nhật Bản.
Việt
Tại Hội nghị cấp cao Mekong -Nhật Bản ( 6 - 7/11 tại Tokyo), các nhà lãnh đạo nhất trí rằng mối quan hệ hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mekong và Nhật Bản sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Nằm ở vị trí cửa ngõ của Tiểu vùng sông Mekong, Việt Nam rất coi trọng và tích cực tham gia hợp tác với các quốc gia Tiểu vùng, nhất là cơ chế hợp tác Mekong-Nhật Bản. Việt Nam sẵn sàng cùng Nhật Bản và các nước xây dựng các kế hoạch hợp tác dài hạn hướng tới mục tiêu chung là phát triển và thu hẹp khoảng cách phát triển của các nước Tiểu vùng Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh quan điểm của Việt
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng khẳng định, Việt Nam sẽ luôn là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực trong việc triển khai các hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác Mekong-Nhật Bản cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển chung giữa các nước trong Tiểu vùng. Việt
Phía Nhật Bản đánh giá cao sự phát triển năng động của các quốc gia Tiểu vùng sông
Các vấn đề hợp tác toàn diện trong đó chú trọng đến một số lĩnh vực như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; thương mại đầu tư; đối phó với biến đổi khí hậu… được thảo luận tại Hội nghị là cơ sở cho những quan hệ hợp tác lâu dài giữa các nước Tiểu vùng Mekong và Nhật Bản phát triển thuận lợi trong tương lai.
Quan hệ Việt
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đều bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển sâu rộng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Chính phủ mới của Nhật Bản tiếp tục dành cho Việt Nam các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) ở mức cao.
Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác tích cực với Việt
Hai Thủ tướng cũng khẳng định tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực mà hai nước đều là thành viên, đặc biệt trong năm 2010 khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN và Nhật Bản chủ trì Hội nghị Cấp cao APEC.
Hiện Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp ODA lớn nhất (đến nay là 14 tỷ USD), thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 (hơn 8 tỷ USD năm 2008), nước đầu tư FDI lớn thứ 4 (hơn 17 tỷ USD).
Tại các cuộc tiếp lãnh đạo một số công ty, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Tập đoàn Mitsubishi, Công ty Daiwasoken, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Việt
Lãnh đạo các công ty, tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đà tăng trưởng, phục hồi cũng như sự phát triển năng động của nền kinh tế Việt
Theo cách nói của ông Muto Toshiro, nguyên Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Giám đốc Công ty Daiwasoken: Sự phục hồi nhanh và mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã tạo niềm tin về môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.