II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, "Là đạo đức, là văn minh"
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết về công tác xây dựng Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú, trong đó tập trung vào những điểm chủ yếu sau:
1. Cách mạng cần có Đảng. "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt"
- Cách mạng Việt
- Học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin như sau:
Một là, hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là hiểu bản chất của các vấn đề; hiểu đúng để hành động đúng.
Hai là, phải vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với từng lúc và từng nơi, từng lĩnh vực.
Ba là, thường xuyên tổng kết thực tiễn cách mạng rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình và bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Bốn là, đấu tranh chống những luận điểm cơ hội, xuyên tạc, xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Năm là, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng khối đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế, "có lý có tình" (3).
2. Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng
Vận dụng và phát triển những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng vô sản kiểu mới do V.I.Lênin đề ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu các nguyên tắc chủ yếu là:
a) Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Phải nhận thức rõ đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất trong tổ chức và sinh hoạt đảng. Tập trung và dân chủ luôn luôn đi đôi với nhau.
- Tập trung trên nền tảng phát huy dân chủ thật sự trong Đảng. Dân chủ là cơ sở của tập trung, dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.
- Nội dung cơ bản của tập trung là: Thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương, tất cả mọi đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tổ chức Đảng.
- Nội dung cơ bản của dân chủ là: Phải mở rộng và thực hành dân chủ trong Đảng, làm cơ sở mở rộng, phát huy dân chủ ngoài xã hội.
- Đề phòng và chống các biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, hách dịch, chụp mũ, trù dập ý kiến của người khác; đồng thời cũng cần đề phòng và chống những biểu hiện của dân chủ "quá trớn".
b) Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
- Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách có quan hệ khăng khít với nhau, là hai vế làm thành một chỉnh thể thống nhất trong nguyên tắc sinh hoạt Đảng.
- Tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người.
- Cá nhân phụ trách là để xác định rõ trách nhiệm thực hiện, nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân.
- Chống thói dựa dẫm tập thể, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm; đồng thời chống độc đoán, cá nhân, coi thường tập thể.
- Việc thực hiện nguyên tắc này càng quan trọng trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều đảng viên có chức, có quyền.
c) Nguyên tắc tự phê bình và phê bình
Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng:
- Mục đích của tự phê bình và phê bình là: Làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi; làm cho các tổ chức Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh; để tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng; để các tổ chức Đảng và đảng viên luôn luôn hoàn thiện mình, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc và nhân dân giao cho.
- Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên, như người ta rửa mặt hằng ngày.
- Tự phê bình phải thành khẩn. Thành khẩn, thành tâm, không "giấu bệnh sợ thuốc" sẽ giúp cho việc tự phê bình có kết quả tốt.
- Phê bình phải trung thực, "không đặt điều", "không thêm bớt".
- Tự phê bình và phê bình phải kiên quyết, "ráo riết", không nể nang.
- Tự phê bình và phê bình phải có tính chất xây dựng "phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau (4).
d) Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
- Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
- Tất cả mọi đảng viên đều phải chấp hành Điều lệ Đảng, bình đẳng trước mọi quyết định, nghị quyết của Đảng.
- Uy tín chung của Đảng và của mỗi đảng viên trong nhân dân bắt nguồn từ sự gương mẫu, tự giác tuân thủ kỷ luật của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của các tổ chức, đoàn thể nhân dân mà đảng viên đó tham gia.
đ) Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
- Đoàn kết trong Đảng là truyền thống cực kỳ quý báu và là nguyên nhân thắng lợi của cách mạng.
- Thực hiện đoàn kết là trách nhiệm của toàn Đảng. "Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình" (5).
- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng phải dựa trên nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, điều lệ, đường lối, quan điểm, nghị quyết của tổ chức đảng các cấp; "có lý, có tình ".
- Muốn đoàn kết, thống nhất, phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác.
3. Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng đáng "là đạo đức là văn minh"
- Xây dựng Đảng về mặt đạo đức là một nội dung đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự phát triển rất cơ bản và sáng tạo của Hồ Chí Minh đối với học thuyết của V.I.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Để Đảng thực sự "là đạo đức, là văn minh", phải quan tâm xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng.
- Yêu cầu về phẩm chất, tư cách của đội ngũ cán bộ, đảng viên gồm:
+ Suốt đời phấn đấu lý sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng.
+ Đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết.
+ Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
+ Có đời tư trong sáng; là một tấm gương sáng trong cuộc sống để nhân dân tin và noi theo.
- Yêu cầu về năng lực (tài) của cán bộ, đảng viên gồm:
+ Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
+ Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
+ Luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
+ Phải có phong cách tốt, sâu sát, tỉ mỉ.
4. Tăng cưởng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân
- Đảng ta gắn bó với dân vì "Đảng là con nòi của nhân dân"; mục đích của Đảng là "Đoàn kết toàn dân phụng sự Tổ quốc".
- Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Mỗi đảng viên phải bằng hành động thực tế của mình để có niềm tin yêu của nhân dân, chứ không phải "dán lên trán hai chữ cộng sản" là được dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục.
- Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân; phải "... không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" (6).
- Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân (7); tổ chức và vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
5. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn
- Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân Đảng là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc (8).
- Trong điều kiện cách mạng chuyển sang giai đoạn mới càng cần quan tâm đến công tác xây dựng Đảng; là "việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng..." (9).
- Đảng tự đổi mới, tự chỉnh đốn trên những nội dung sau đây:
Một là, tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phương thức lãnh đạo, đạo đức, lối sống...
Hai là, luôn luôn chú ý đề phòng và khắc phục những biểu hiện tiêu cực, thoái hóa, biến chất; giữ gìn Đảng thật trong sạch, vững mạnh. "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng..." (10).
Ba là, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên để đội ngũ này luôn luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Bốn là, Đảng phải vươn lên đáp ứng kịp yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Để làm được việc đó, Đảng phải phát huy dân chủ trong nội bộ, phát huy và tập hợp được trí tuệ của toàn Đảng, phấn đấu thực sự trở thành "đạo đức, văn minh".
(Còn nữa)
Đề cương học tập chủ đề năm 2010 về Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Phần 1)
Đề cương học tập chủ đề năm 2010 về Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Phần 3)
Đề cương học tập chủ đề năm 2010 về Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Phần 4)