Chúng tôi đến nhà lão thành cách mạng Nguyễn Văn Quý đúng dịp gia đình họp mặt ngày 2-9, các con cháu đang tụ tập quây quần nghe kể chuyện lịch sử những ngày ông tham gia tiền khởi nghĩa. Năm nay đã 92 tuổi nhưng ông chỉ bị nặng tai còn đôi mắt vẫn tinh nhanh và giọng nói thì sang sảng. Ông mỉm cười, vuốt chòm râu bạc, ký ức về những ngày trước cách mạng Tháng Tám ùa về…
Thời trẻ trai sôi nổi
Ông Nguyễn Văn Quý sinh năm 1919 tại một vùng quê thuần nông, nghèo khó ở xóm Đồng Trong, xã Thanh Ninh (Phú Bình). Từ nhỏ cho đến khi lớn lên, chứng kiến cảnh người dân cực khổ vì bị giặc Pháp áp bức, bóc lột, chàng thanh niên 21 tuổi Nguyễn Văn Quý đã hăng hái ghi tên tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 11-1941, anh Quý gia nhập vào tổ chức Hội Thanh Niên cứu quốc của địa phương (lúc đầu ở xã Thanh Ninh có 4 người: Nguyễn Văn Trình, Nguyễn Văn Soạn, Nguyễn Văn Tô, sau đó phát triển lên hàng mấy chục người). Hoạt động của tổ chức này là tuyên truyền, động viên đoàn viên thanh niên và bà con trong vùng tham gia biểu tình, chống sưu thuế, chống lệnh phá màu trồng đay, chống lệnh bắt lính của Pháp. Tuy đời sống của người dân khi ấy còn khó khăn nhưng các thành viên trong Hội đã vận động người dân góp gạo nếp, đỗ xanh, thuốc lào ủng hộ du kích Bắc Sơn ăn Tết (năm 1941). Năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm nên năm 1942, anh Quý được cử làm Bí thư Chi đoàn phụ trách khu vực Tổ chức Trung kiên. Ngày 14-3-1945 đối với ông không thể nào quên. Đó là một ngày ghi dấu lịch sử ông cùng các đồng chí tổ chức vận động người dân đứng dậy phá kho thóc của địa chủ Đào Ký ở xã Dương Thành, thu được hàng tấn thóc cứu đói cho nhân dân các xã Thanh Ninh, Lương Phú, Dương Thành, Tân Đức. Ngày 15-3-1945, khởi nghĩa ở địa phương bùng nổ, ông cùng các đồng chí và nhân dân bắt Chánh tổng, Lý trưởng nộp văn bằng, vũ khí và tuyên bố xóa nợ cho dân, chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân. Sau đó, ông được cấp trên điều đi xây dựng lực lượng vũ trang ở Thanh Lương (Phú Bình) để chuẩn bị đánh các đồn bốt của địa phương. Ngày 17-8, ông cùng các đồng chí trong lực lượng vũ trang địa phương đã hòa nhập vào đoàn quân về Thủ đô Hà Nội, dự cuộc mít tinh 2-9 tại Quảng trường Ba Đình. Trên đường đi gặp muôn vàn khó khăn vì trời mưa lớn, lũ lụt khiến cả đoàn phải thay nhau bơi xuồng. Sau đó, ông tham gia đoàn quân của Lê Dục Tôn tiến lên Tam Đảo đánh giặc ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Tháng 11-1945, ông vinh dự được kết nạp Đảng. Năm 1947, ông được điều đi ở Bắc Kạn, đóng quân ở Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 102, Sư đoàn 308. Sau đó ông còn tham gia Chiến dịch Sông Lô 1949, Chiến dịch Biên giới 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ… Khi Nhà nước tiến hành các cuộc cải cách ruộng đất, giảm tô, sửa sai, ông được cấp trên điều chuyển đi làm cán bộ cải cách ở tỉnh Hà Bắc, rồi làm Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) Dịch vụ mua bán Thái Nguyên và cán bộ sửa sai. Trở về địa phương, ông kiêm nhiệm chức Chủ tịch xã rồi Bí thư Đảng ủy xã Thanh Ninh, Chủ nhiệm HTX Thanh Ninh và sau đó luân chuyển sang các chức vụ khác nhau ở địa phương. Ở bất cứ cương vị nào, ông cũng hoàn thành nhiệm vụ, có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng và bảo vệ quê hương.
Trung thành tuyệt đối với Đảng và Bác Hồ
Trong thời kỳ kháng chiến, ông Quý đã được Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng Huân chương Chiến thắng hạng Nhì; Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huy chương kháng chiến hạng Nhì và hạng Ba, được nhận nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp trao tặng. Lúc về nghỉ hưu, ông Quý vẫn tích cực tham gia sinh hoạt các tổ chức Cựu chiến binh, Người cao tuổi của xóm, xã. Đồng chí Nguyễn Tiến Đại, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Ninh cho biết: “Mỗi khi tổ chức họp hay xây dựng nghị quyết, xã đều mời cụ Quý tham gia đóng góp ý kiến. Những lời phát biểu của các cụ lão thành cách mạng trong đó có cụ Quý đều rất thiết thực, bổ ích, nhất là trong vấn đề xây dựng Đảng và tổ chức chính quyền”. Tuy tuổi đã cao nhưng hàng ngày, trong căn phòng nhỏ của mình, ông Quý vẫn giữ thói quen đọc báo Nhân dân, Báo Thái Nguyên và nghe đài để nắm bắt tình hình thời sự xã hội. Mỗi ngày, ông dậy sớm để tập thể dục. Với ông đó là phương thuốc rẻ tiền mà rất hữu ích. Việc rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại ông đã làm theo từ hồi trong quân ngũ. Nhờ vậy, tuy đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng da dẻ hồng hào, bước đi vững chãi, giọng nói trầm ấm. Trong ngôi nhà ông, chúng tôi quan sát thấy rất nhiều những tấm biển được treo ngay ngắn ở các vị trí trang trọng như: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh duy nhất muôn năm”; “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng lãnh tụ Hồ Chí Minh muôn đời bất diệt”… Câu chuyện ông làm biển treo chúng tôi được nghe các cán bộ xã Thanh Ninh kể lại như sau: Năm 2007, cụ Quý có nhờ chúng tôi đi làm hộ cụ mấy tấm biển để cụ treo trong nhà, cụ bảo cứ làm thật đẹp vào, hết bao nhiêu tiền cụ sẽ đưa. Khi chúng tôi mang tấm biển nền đỏ, chữ vàng rất đẹp về, cụ xem rất kỹ càng rồi chỉ vào một tấm biển bảo: “Tấm biển này chưa được. “Đảng Cộng sản Việt
Ông, bà Nguyễn Thị Bắc có 4 người con, 2 trai 2 gái. Ông quý kể lại lần được gặp Bác với giọng đầy tự hào Nhớ nhất là sau chiến dịch biên giới 1950, ông và đồng đội đã được gặp và nghe Bác nói chuyện. Bác ăn mặc giản dị, giọng nói trầm ấm, Bác khen ngợi những thành tích mà bộ đội và nhân dân ta đã nỗ lực đạt được đồng thời khuyến khích bộ đội chiến đấu giành được nhiều thắng lợi hơn nữa… Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ông luôn tự nhủ mình phải sống giản dị, đúng mực để con cháu noi theo. Trong ngôi nhà ông ở hiện có 4 thế hệ cùng chung sống rất hòa thuận, đoàn kết, được hàng xóm, láng giềng yêu mến, kính trọng. Ông có 4 người con, 14 cháu nội, ngoại và 8 chắt. Các con ông đều trưởng thành, tham gia phát triển kinh tế đóng góp xây dựng quê hương, còn các cháu thì ngoan ngoãn học giỏi, hầu hết theo học các trường đại học, cao đẳng. Ông luôn nhắc nhở các con sống có đạo, hiếu, đoàn kết, nghĩa tình, thấy cái hay thì học, cái dở thì tránh, biết kiên trì, trở thành người có ích cho xã hội.
Câu chuyện của vị lão thành cách mạng như dài mãi trên con đường chúng tôi trở về thành phố. Trong ánh nắng thu vàng rực rỡ, ngọn gió thu dịu nhẹ, chúng tôi thấy yêu mến và tự hào biết bao về mảnh đất, con người quê hương Phú Bình…