Khó học, khó nhớ và thậm chí nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) không thích học môn Lịch sử…đó là thực trạng tồn tại từ nhiều năm nay trong HSSV. Cũng bởi thế, mà Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiến, Trưởng Bộ môn Lịch sử (Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên) luôn trăn trở làm thế nào để giúp HSSV yêu thích và học tốt môn học…
Thầy Tiến không ngần ngại khi bày tỏ quan điểm: Để các em không ham mê với môn Lịch sử, trước hết thuộc về lỗi của những người làm thầy. Ngay từ các cấp học phổ thông, không ít trường coi Lịch sử là môn học phụ, dẫn đến tình trạng phân công cả những giáo viên không chuyên sử cũng tham gia giảng dạy. Và thế là trò cũng học chống chế cho qua, miễn là đủ điều kiện để lên lớp, để tốt nghiệp. Để khắc phục tình trạng này là điều không đơn giản và cần thời gian. Và theo tôi, trước hết phải nâng cao trình độ những người thầy, giúp các em thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học đối với việc hình thành ý thức, nhân cách, lòng tự tôn dân tộc của các em, như Bác Hồ từng dạy “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Từ suy nghĩ đó nên ở cương vị Trưởng bộ môn Lịch sử của Trường, thầy Nguyễn Duy Tiến luôn động viên, khuyến khích các đồng nghiệp tích cực nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, văn hoá, triết học… để qua đó có thêm thông tin, bổ sung vào bài giảng, tạo hứng thú cho người nghe. Vì thế với các giáo viên trong Bộ môn, anh vừa là người thầy, vừa là đồng nghiệp; với sinh viên, anh không ngần ngại giải đáp thấu đáo những thắc mắc, giúp các em hiểu sâu sắc về kiến thức lich sử. Nhiều thế hệ học trò giờ cũng đã đứng lớp như anh luôn coi anh là người cha, người thầy mẫu mực… Anh tâm sự: Từ tấm bé, tôi đã ham thích những mẩu chuyện kể về thời đấu tranh dựng nước, giữ nước, về truyền thống bất khuất của dân tộc… Chính những mẩu chuyện ấy đã khiến tôi yêu thích môn học lịch sử.
Ngay sau tốt nghiệp Khoa Sử - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh Tiến được phân công về giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. Lúc đó, đời sống của người thầy còn gặp nhưng thầy luôn tự động viên mình: Đã mê Sử, theo Sử thì khó mấy cũng phải vượt qua. Hơn nữa, mình lại chính là người truyền đạt kiến thức cho sinh viên, rồi những sinh viên ấy lại là những giáo viên giảng dạy cho các thế hệ tiếp theo. Thầy Tiến luôn trăn trở làm thế nào để các em ham thích học Sử? Qua nghiên cứu, tìm tòi, đặt địa vị mình vào địa vị các em, thầy nhận thấy, nguyên nhân khiến nhiều em chưa yêu Sử là bởi giáo trình môn học quá nặng; nhiều giáo viên chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp; không ít thầy, cô dạy theo kiểu “đọc – chép”. Chính những điều đó đã khiến nhiều sinh viên khi đến lớp đã không chú ý học tập, mà đợi khi kết thúc môn học mới phô tô giáo trình để học. Và điều đó khiến các em quên ngay sau khi thi xong.
Biết được nguyên nhân này, thầy Tiến đã không ngần ngại trao đổi với các giáo sư sử học, trong đó có những người thầy của mình để tìm phương pháp giảng dạy phù hợp hơn với nhận thức của sinh viên, nhất là những sinh viên vùng trung du miền núi phía Bắc. Thầy Tiến chia sẻ: Khó khăn trong truyền đạt kiến thức Sử học không chỉ đối với các em sinh viên hệ cử tuyển, mà khó với hầu hết tất cả sinh viên theo học trong trường. Do đó, khi giảng dạy môn Lịch sử, cùng với việc trang bị cho sinh viên kiến thức mới, chúng tôi còn giúp các em củng cố kiến thức nền từ các cấp học trước đó… Và bằng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy sinh viên làm trung tâm, thầy Tiến cũng như nhiều giảng viên khác trong Nhà trường đã thu hái được nhiều thành công. Nhưng để có một tiết giảng có chất lượng, tức là sinh viên thuộc bài, hiểu sâu bài ngay từ ở lớp học, đòi hỏi người thầy phải giỏi, sinh viên phải chịu học. Thầy Tiến cho chúng tôi biết thêm: Mình phải luôn đổi mới mình bằng việc đọc, học, nghiên cứu thêm tài liệu để bổ sung kiến thức cho bài giảng. Trước khi học bài mới, tôi in giáo án chuyển cho sinh viên tự nghiên cứu. Khi vào lớp, tôi không đọc cho sinh viên nghe lại những gì các em đã biết, mà dành thời gian giải đáp thắc mắc của sinh viên, lắng nghe ý kiến của sinh viên và đáp ứng nhu cầu về bổ sung kiến thức cho sinh viên. Chính vì thế mà nhiều sinh viên đã say mê hơn khi học môn Lịch sử.
Cùng với công tác giảng dạy, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiến còn chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp Bộ, cấp cơ sở như: “Thực trạng sở hữu ruộng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1988-2008 và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất cho nông dân trong giai đoạn hiện nay”; “Cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng và Chính phủ ta từ tháng 1-1973 đến tháng 4-1975”… được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá cao.
Năm 2006, thầy Tiến được Nhà trường bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt