Hơn 40% TS chọn nghề không phù hợp

14:29, 05/03/2008

Tỉ lệ HS chọn ngành học thích hợp với năng lực và sở thích của mình là 58,6%. TS Lê Thị Thanh Mai, Phó Ban ĐH và sau ĐH của ĐHQG TP.HCM, cho biết kết quả một cuộc thăm dò HS về những ngành nghề quan tâm nhất. 

Vào mùa tuyển sinh, nhiều thí sinh lại phải mệt trí với việc chọn trường, ngành học. Có em khóc ròng vì bất đồng ý kiến với bố mẹ. Có người phải ngậm ngùi chọn đại bởi... mù thông tin. Và cũng có không ít thí sinh phải thốt lên: "Học đã khổ, chọn trường để thi còn khổ hơn!

 

Hiện tại, không ít sinh viên bỏ học ngành này để thi lại ngành khác, hoặc học song song 2 ngành: một ngành mình thích và 1 ngành mà… bố mẹ thích! Và cũng không ít thí sinh đã phải “bất tuân thượng lệnh” để được học ngành, trường mà mình yêu thích. Cụ thể như bạn M. Cường (hiện là sinh viên của ĐH Luật). Năm 2004, Cường học ĐH Tự nhiên theo yêu cầu của gia đình. Một năm sau, Cường âm thầm thi lại trường Luật mà Cường yêu thích. Khi có kết quả học tập khá tốt ở trường Luật, Cường mới cầu xin ba mẹ cho phép được theo học ngành mà mình đã chọn.

 vì "mai mốt ra trường mà không kiếm được việc làm ngon lành là... chết".

 

Mới đây, TS Lê Thị Thanh Mai, Phó Ban ĐH và sau ĐH của ĐHQG TP.HCM, đã cho biết kết quả một cuộc thăm dò vào tháng 3/2007 đối với 7.000 học sinh (HS) về những ngành nghề học sinh quan tâm nhất.

 

Theo đó, lĩnh vực được học sinh quan tâm nhất là kinh doanh và quản lý (25%), tiếp theo là máy tính (10,5%); khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân (9,4%); công nghệ kỹ thuật (5,3%); khoa học xã hội và hành vi (5,1%); khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (4,4%).

 

Cũng theo điều tra của TS Thanh Mai, tỉ lệ HS chọn ngành học thích hợp với năng lực và sở thích của mình là 58,6%. Điều đó có nghĩa là hiện có hơn 40% HS – vì nhiều lý do khác nhau – đang chọn những ngành học không phù hợp.

 

Về vấn đề này, thạc sĩ Trần Đình Lý, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, khuyên: "Khi chuẩn bị chọn trường, HS phải căn cứ trên cơ sở là sở thích, sở trường và năng khiếu. Tiếp theo là cân nhắc nhu cầu của xã hội đối với ngành mà mình chọn. Xác định được những điều quan trọng này sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời hơn là cứ chăm chăm vào việc tìm trường/ngành nào cho dễ đậu hay trường/ngành nào "hot" nhất”.

 

Còn ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của Văn phòng điện diện Bộ GD - ĐT thì chia sẻ: “Chọn ngành học là chọn một bước ngoặt cho tương lai vì thế mong rằng thí sinh không đua đòi theo bạn bè hoặc bị ảnh hưởng bởi một áp lực nào đó. Khi chọn ngành, thí sinh nên dựa vào lực học và sự yêu thích của chính bản thân mình”.