Thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh về khuyến học

10:01, 18/05/2008

Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quí trọng hiền tài. Từ xưa, ông cha ta đã có những câu châm ngôn “Có học mới nên khôn”; “Một kho vàng không bằng một nang chữ”...

Hơn 200 năm trước đây Lê Quí Đôn đã tổng kết về phát triển kinh tế-xã hội: “Phi trí bất hùng, phi công bất phú, phi nông bất ổn, phi thương bất hoạt”. Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh “ Nên thợ nên thày nhờ có học, no ăn no mặc bởi hay làm” và Chu Văn An đã từng khuyến cáo:“ Ta chưa thấy nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được”.

 

Có thể nói truyền thống hiếu học đã là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ Việt Nam, đạo đức Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam, góp phần không nhỏ vào sự trường tồn và hiển hách của dân tộc Việt nam ta.

 

Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc và xuất phát từ tinh thần  yêu nước nồng nàn nên ngay từ năm 1920 anh thanh niên Nguyễn Tất Thành lúc này là Nguyễn Ái Quốc tại một cuộc họp của Đảng Cộng Sản Pháp đã nhắc lại thực trạng người Việt Nam thiếu những quyền tự do sơ dẳng và bổ xung thêm: “Chúng tôi bị cưỡng bức sống trong cảnh dốt nát và tầm thường vì chúng tôi không có quyền dược học hành...”

 

Sau khi Cách Mạnh Tháng Tám đã giành được thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời và khi mà nền độc lập non trẻ của nước nhà đang đứng trước nguy cơ ngàn cân treo sợi tóc; Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ đã đề ra cho toàn dân nhiệm vụ thiêng liêng đoàn kết chống giặc dốt cùng giặc đói, giặc ngoại xâm; đề ra những chính sách chiêu hiền đãi sĩ, kêu gọi mọi người có tài năng ra gánh vác việc nước. Phát động phong trào bình dân học vụ phát triển sôi nổi rộng khắp trên cả nước. Chính sách khuyến học, khuyến tài của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đã phát huy tác dụng to lớn, nhanh chóng nâng cao dân trí, thu hút tầng lớp trí thức tham gia phong trào cách mạng.

 

Một ngày sau lễ Tuyên bố độc lập 2-9-1945,  Hồ Chủ Tịch đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong đó Người nêu: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, muốn cho nước ta trở thành một nước giầu mạnh, thì dân tộc ta phải trở thành một dân tộc thông tháí”.

 

Trả lời các nhà báo nước ngoài được đăng tải trên báo Cứu Quốc số 147 ngày 21 tháng 3 năm 1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cững có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

 

Nhân ngày khai trường đầu tháng 9-1945, Bác Hồ đã viết thư gửi các cháu học sinh cả nước, Bác khuyến khích động viên các cháu “Non sông Việt Nam ta có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc ta có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính phần lớn là nhờ công học tập của các em”. Qua thư, Bác Hồ làm cho các em  thấy vận mệnh tương lai của đất nước ta gắn liền với việc gắng công học tập và trưởng thành của thế hệ thiếu niên.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc học của thanh niên. Tại Đại hội thanh niên Thủ đô ngày 30 tháng 9 năm 1967, Người đã nói “Thanh niên phải ra sức học tập chính trị, văn hóa và khoa học kĩ thuật, học có tốt thì hành mới tốt mới làm tròn nhiệm vụ của người thanh niên.”

 

Với cán bộ, dảng viên Bác đã nhắc “Chúng ta phải học tập và hoạt dộng cách mạng suốt dời, còn sống còn phải học, còn phải hoạt dộng cách mạng.”

        (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, trang 354)

 

Với công nhân và nông dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương cần “Công, nông, trí thức hoá” nghĩa là công nhân, nông dân cần học tập văn hoá để nâng cao trình độ tri thức của mình (Sđd trang 106),

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu mọi người đều phải học tập suốt đời: “ Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt dời không ai có thể tự cho mình dã biết dủ rồi, biết hết rồi, thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành dể tiến bộ kịp nhân dân.”                                                                 ( Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7 trang 481).

 

Để phân tích rõ vì sao phải học tập suốt đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ  “ Thời đại chúng ta bây giờ là thời đại vệ tinh nhân tạo, nghĩa là thời đại khoa học phát triển rất mạnh” (Sđd trang 168) “ Tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến dổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kĩ thuật của thế giới nay càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp sự tiến bộ vô cùng tận thì chúng ta phải nghiên cứu học tập...”

                     ( Hồ Chí Minh toàn tập, tập7 trang 481)

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc học thể hiện ở 4 đặc trưng cơ bản đó là: Ai ai cũng được học hành. Hoạt động và học tập cho đến phút cuối cùng. Công nông hoá trí thức và dân tộc thông thái.

 

Phương pháp học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh có thể hợp lại thành các yếu tố sau:

 

“Phải lấy tự học làm cốt”. “Học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng phải học thêm”. “Học phải biết độc lập xuy nghĩ, tự do tư tưởng”. “Học lẫn nhau và học trong nhân dân”. “Học phải đi đôi với hành, học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chẩy”.  “Học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giầu nước mạnh”.

 

Những trích dẫn trên từ Tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một hệ thống quan điểm tư tưởng khoa học về  “học tập suốt đời”  trong “xã hội học tập” về nội dung học tập và cách học.

 

Thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về xây dựng “xã hội học tập”, Nghị quyết TW IV Khoá VII nêu: “Thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời đó là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân.”

 

Thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng về khuyến học, khuyến tài “xây dựng xã hội học tập”. Hội Khuyến học các cấp trong tỉnh Thái Nguyên đang hướng vào việc củng cố tổ chức Hội, hướng về cơ sở để phong trào phát triển bền vững nhằm làm tốt vai trò nòng cốt trong việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.