Trong khi chấm thi tốt nghiệp THPT vừa qua có không ít bài văn phân tích đọan thơ trong bái Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm đã làm các thầy cô cười ra nước mắt.
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (chương trình không phân ban) năm học 2007-2008 có hai đề, thí sinh được chọn một; trong đó, đề I, câu 3 yêu cầu như sau : Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.
Thật thú vị khi đọc những bài làm văn viết đầy cảm xúc, kiến thức phong phú và sâu sắc. Nhưng có không ít bài đọc xong nhiều thầy cô đã cười ra nước mắt trước cách hiểu “siêu tưởng” của một số em về những câu thơ:Chó ngộ một đàn /Lưỡi dê dài sắc máu /Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang/Mẹ con đàn lợn âm dương /Chia lìa đôi ngả.
Xin chép ra đây... 10 đoạn văn “tiêu biểu” nhất:
1. Chó ngộ một đàn/ Lưỡi dài lê sắc máu. Những con chó thì kiệt sức, mệt mỏi, không phải một hay hai con mà từng đàn “lưỡi dài lê sắc máu” chúng chỉ còn chờ chết, chúng đã cùng đường không còn lối thoát “kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”!Tiếp đến là: Mẹ con đàn lợn âm dương/Chia lìa đôi ngả. Lợn là một loài được mệnh danh là động vật ăn tạp và dễ nuôi, thế mà mẹ con đành phải đôi ngã chia ly, âm dương cách biệt!
2. Tuy đọc qua chỉ thấy toàn là hình ảnh của những con vật nhưng cũng gây sốc đối với độc giả.Những đàn chó thì bị sức ép của bom đạn hay mũi giày của Pháp khiến cho chúng thương tích đầy người “lưỡi dài lê sắc máu”. Những con lợn con đang vui đùa bên mẹ, nhưng bỗng chốc lại mồ côi, mẹ mất con, con mất mẹ, từ nay sống hai bên âm dương thế giới.
3. Bọn giặc quá tàn bạo hung dữ cả xúc vật “chó ngộ một đàn” - chúng giết chó bằng thuốc độc, tàn sát chúng thảm hại “lưỡi dài lê sắc máu”. Còn đàn lợn con chưa biết gì thì cướp đi người mẹ của chúng. Thương thay cho đàn lợn con vì phải chia lìa mẹ, âm dương cách biệt đôi ngã.
4. Nhìn những chú chó ngày nào còn quây quần bên chủ được ăn những bữa ăn ngon và cùng quấn quít bên người chủ nó mà giờ đây lại ngộ một đàn. Dường như chúng ta bây giờ có thể tưởng tượng ra được những gương mặt đáng thương, hoảng loạn của những chú chó đó.
5. Bọn giặc còn đàn áp “mẹ con đàn lợn” vào ngõ cụt không còn lối thoát, phải “chia cắt âm dương”, “chia lìa đôi ngả”.
6. Tàn bạo hơn nữa là những đàn chó dễ thương kia, chúng có tội gì đâu mà giờ đây lại “lưỡi dài lê sắc máu”!
7. Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu/Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang. Ba câu thơ trên muốn nói đàn chó chạy hỗn loạn, chạy mệt đến nổi “lưỡi dài lê sắc máu”, cuối cùng kiệt sức ở “ngõ thẳm bờ hoang”!
8. Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu. Những chú chó cũng thật tội nghiệp, lưỡi dài lê thê đẫm đầy máu!
9. Khi kéo quân vào thì bọn giặc đã làm cho nhân dân trở nên khổ sở đau thương, ruộng thì khô, nhà thì cháy, chó thì đã chia lìa, lưỡi lê thì đẫm máu của nhân dân!
10. Mẹ con đàn lợn đang sống hạnh phúc bên nhau, chỉ vì bọn giặc kéo đến đã làm thay đổi mọi thứ, mẹ con đàn lợn từ đây mỗi người một ngã, âm dương cách biệt!...
Đọc lại sách Văn học 12, tập I, ai cũng thấy: khi giới thiệu bài thơ “Bên kia sông Đuống”, các tác giả soạn sách giáo khoa đã giải thích khá rõ:
+ Chó ngộ: chó dại
+ Đàn lợn âm dương: tranh lợn làng Hồ có xoáy âm dương xanh đỏ - tượng trưng loại lợn giống tốt, hay ăn chóng lớn. Ngày Tết, người ta treo tranh lợn âm dương để mong chăn nuôi phát đạt!