Trước những sự cố xảy ra gần đây trong khu vực giáo dục tư thục, tư nhân, người ta tự hỏi vai trò của các cơ quan chức năng ở đâu
Tại buổi họp báo trấn an dư luận vào chiều 17.10, ông Hoàng Ngọc Phan – chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty PAN VAT (đơn vị chủ quản trường cao đẳng nghề Việt – Mỹ VATC) – thừa nhận việc để xảy ra những “lùm xùm” khiến ban điều hành của VATC xin nghỉ việc hàng loạt có nguyên nhân là do phong cách làm việc kiểu gia đình và nặng về tình cảm của ông từ lâu nay. Cả ông Phan và ông Noah B. Littin, giám đốc đầu tư của quỹ Đầu tư tài chính Blackhorse (đơn vị vừa mua lại 80% cổ phần của PAN VAT) đều tỏ ra không hiểu vì sao các lãnh đạo chủ chốt của trường bỗng dưng từ nhiệm.
Học viên đang ghi danh theo học tại VATC.
Có thể là vì những lý do riêng tư nào đó, nhưng cũng không thể phủ nhận lý do liên quan đến việc chuyển nhượng. Vụ từ nhiệm tập thể đã làm ảnh hưởng đến uy tín của VATC, vốn được xem là một trong những trường dạy nghề tư nhân đầu tiên và có quy mô ở Việt
Sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo trong những năm gần đây đã tạo nhiều đổi mới trong xã hội hoá giáo dục. Cả nước hiện có hàng ngàn cơ sở giáo dục đào tạo dân lập và tư thục từ bậc mầm non đến trung cấp nghề, cao đẳng và đại học, chưa kể gần 500 công ty và trung tâm tư vấn du học. Giáo dục đã trở thành một ngành kinh doanh thực sự nhưng nhiều người vẫn chưa làm quen được với khái niệm này. Việc họ tỏ vẻ lo lắng khi nhà đầu tư nước ngoài mua lại một công ty có chức năng giáo dục là một minh chứng.
Trong một phát biểu mới đây, giáo sư tiến sĩ Lê Ngọc Trà, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu giáo dục (thuộc đại học Sư phạm TP.HCM) cho rằng việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ là một thách thức đối với nền giáo dục nước ta trong thời kỳ hội nhập. Theo TS Trà, sự xuất hiện của những trường đại học được đầu tư lớn về cơ sở vật chất, có phương thức quản trị tiên tiến, thu học phí cao đi liền với chất lượng giảng dạy cao sẽ buộc các trường trong nước phải đổi mới về nhiều mặt để vươn lên.
Không chờ đến tháng 1.2009, thời điểm các cơ sở giáo dục nước ngoài chính thức được lập chi nhánh tại Việt Nam theo thoả thuận gia nhập WTO, nhiều tập đoàn quốc tế hiện đã thăm dò và xâm nhập vào thị trường giáo dục, trong đó có IDG, Berjaya Land Berhad,… và mới đây là công ty Briliant Diamond International Ltd. thuộc quỹ Đầu tư Blackhorse. Và nhà đầu tư giáo dục, đương nhiên có thể không nhất thiết là một nhà giáo dục chuyên nghiệp. Mục đích của họ chỉ là tìm kiếm lợi nhuận.
Điều đáng nói là nền giáo dục Việt
Còn nhớ, khi tổng giám đốc đồng thời là chủ đầu tư của trung tâm STI “bỏ của chạy lấy người”, cả hai đơn vị có trách nhiệm quản lý là sở Kế hoạch – đầu tư và sở Giáo dục và đào tạo mới hay rằng từ lâu đơn vị này lấn sang cả lĩnh vực xuất khẩu lao động. Đến khi SITC biến mất, vụ Giáo dục thường xuyên của bộ Giáo dục và đào tạo mới đi tìm tài liệu trên mạng về người quản lý trung tâm SITC, và phối hợp với các cơ quan chức năng “đấu tranh” bảo vệ quyền lợi cho người học(?). Trước đó một thời gian dài, SITC mở hàng chục cơ sở tại nhiều địa phương mà chẳng ai quản.
Trở lại trường hợp của VATC, ông Hoàng Ngọc Phan đã trách cứ hiệu trưởng Nguyễn Thế Bảo là “bỏ mặc 1.600 sinh viên cho một ban giám hiệu hoàn toàn mới”. Nhưng rõ ràng, trước khi ký tên vào bản hợp đồng chuyển nhượng, ông đã không (hay chưa) lường hết hậu quả và cân nhắc sự liên đới gần 800 nhân viên giáo viên và cả chục ngàn học viên. Một cơ sở giáo dục đào tạo như VATC tồn tại hàng chục năm với quy mô lớn, doanh thu học phí lên đến hàng triệu USD/năm mà không hề lập một tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động và sinh viên học sinh như đúng quy định. Trước cuộc tranh chấp nội bộ của trường này, người ta tự hỏi vai trò giám sát của các cơ quan nhà nước hiện giờ đang ở đâu?
Kinh doanh giáo dục đang được xem là một ngành kinh doanh hấp dẫn và phát triển rất nhanh. Nhưng những quy định pháp luật, chế tài để bảo vệ người tiêu dùng xem ra còn lâu mới theo kịp.