Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) lần đầu tiên được tổ chức tại Đại học Harvatd Mỹ vào năm 1872. Trường tiên phong dạy theo phương pháp này ở Việt Nam là Đại học Bách khoa T.P Hồ Chí Minh vào những năm 1993-1994.
Theo đánh giá của Tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank) thì đào tạo theo HTTC là phương thức đào tạo theo triết lý tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Bản chất của đào tạo theo HTTC là sự tích luỹ kiến thức được quy định trong các chương trình đào tạo. Sự tích lũy ấy được đánh giá bằng số tín chỉ tích luỹ tối thiểu và điểm trung bình chung tích luỹ tối thiểu theo quy định cho mỗi chương trình để sinh viên có thể tốt nghiệp.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT số tín chỉ tích luỹ tối thiểu cho một chương trình đào tạo đại học 5 năm là 150 tín chỉ và điểm trung bình chung của 150 tín chỉ phải >2 theo thang điểm 4 là điều kiện quan trọng nhất để xét tốt nghiệp. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt
Theo PGS-TS Phạm Quang Thế, Phó Hiệu trưởng Nhà trường: "Khi triển khai đào tạo theo HTTC, 2 học kỳ đầu nhà trường gặp khó khăn nhất định. Đó là chương trình đào tạo sau khi phân chia thành các học phần, nhưng không có nhiều học phần chung cho tất cả các ngành, chung cho các khối ngành và các học phần riêng gây khó khăn cho việc tổ chức đào tạo. Việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề khó khăn nhất trong đào tạo theo HTTC. Vẫn còn tình trạng giảng viên dạy lý thuyết không cô đọng nội dung giảng dạy, dẫn đến dạy quá nhiều nội dung trong thời gian ngắn làm sinh viên khó tiếp thu. Về phía sinh viên, sức ỳ lớn nhất là các em vẫn quen với tác phong học tập bị động, phụ thuộc nhiều vào nội dung các thầy cô truyền đạt".
Đào tạo theo HTTC là sinh viên tự lập kế hoạch học tập toàn khóa, từng học kỳ cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự giúp đỡ của cố vấn học tập. Trong khi đó, một số sinh viên do không đọc, không hiểu quy chế đào tạo (mặc dù đã đăng trên Website của nhà trường), không đề nghị được tư vấn học tập hoặc đăng ký học phần không đúng với năng lực học tập của mình, không biết rút học phần trong thời hạn còn cho phép đã đẩy một số sinh viên đến những sai lầm và phải gánh chịu hậu quả là kết quả học tập kém và bị buộc thôi học. Chỉ tính riêng khóa K42 của Trường có tới 100 sinh viên bị buộc thôi học vì không theo kịp quá trình đào tạo. Điều đó cho thấy, khi chuyển sang đào tạo theo HTTC sự đào thải trong quá trình học tập rất lớn. Nó tạo áp lực để sinh viên phải học tập, rèn luyện thực sự. Đây đúng là quá trình đào tạo, sàng lọc "sạch”.
Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận việc sinh viên đăng ký học phần không đúng với năng lực của mình, nên việc học ở một số ngành trở nên quá sức, không theo kịp có một phần trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm (vai trò cố vấn học tập). Những bước đi ban đầu trong việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang HTTC gặp rất nhiều khó khăn, song với quyết tâm, sự nỗ lực của Nhà trường đã khẳng định việc chuyển hướng đào tạo là hoàn toàn đúng đắn. Bản thân các sinh viên khóa sau đã nhận thức được quá trình đào tạo "sạch" là thế nào và biết lựa chọn những ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân để đăng ký học.
Theo sinh viên Tăng Văn Tường: "Khi vào Trường chúng em nghe kể về nhiều anh chị khóa trước vì không theo kịp chương trình bị buộc thôi học giữa chừng nên khá lo lắng. Em nghĩ học theo HTTC sẽ giúp chúng em phát huy được đúng năng lực của bản thân, ai không trụ được thì phải chấp nhận khi đã bước vào sân chơi trí tuệ này Những sinh viên khi được cầm tấm bằng đại học trên tay mới thấy hết ý nghĩa của quá trình nỗ lực học tập và sẽ chân trọng nó hơn".
Từ việc chuyển sang đào tạo theo HTTC, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã xây dựng chương trình đào tạo liên thông ngang (đó là liên thông giữa các ngành đào tạo trong một hệ đào tạo) và liên thông dọc là liên thông giữa các ngành trong các hệ đào tạo khác nhau (từ trung học lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học). Chương trình đào tạo liên thông trong HTTC đã đáp ứng tốt yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học là tăng khả năng lựa chọn, chuyển đổi ngành nghề của sinh viên và đáp ứng cho việc xây dựng một xã hội học tập mà trong đó con người có cơ hội học tập suốt đời.