- Cả nước hiện vẫn còn trên 41% số trường mầm non tư thục và 57% số nhóm lớp hoạt động không phép.
Trong đó, các địa phương như Nam Định, Hưng Yên, Phú Thọ, Quảng Ninh… có tỷ lệ số trường chưa được cấp phép khá cao. Cụ thể,
Thông tin này đưa ra tại hội thảo “Biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục” diễn ra tại TP.HCM ngày 24/2.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, hiện nay cả nước có 9.332 nhóm, lớp mầm non tư thục lẻ.
Trong đó, số nhóm lớp đã có giấy phép hoạt động là 4.017, chiếm 43% so với tổng sống nhóm, lớp tư thục mầm non.
Hiện nay cả nước có 822 trường mầm non tư thục, chiếm tỷ lệ 7% trên tổng số. Tuy nhiên, số trường được cấp phép thành lập chỉ là 426 trường, chiếm 51,8% so với tổng số trường tư thục.
Đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non tư thục được đánh giá là thiếu ổn định.
Cụ thể, một số nơi còn sử dụng giáo viên theo hợp đồng ngắn hạn từ 3-6 tháng hoặc công nhật. Thu nhập của giáo viên ở hệ này cũng rất khác nhau. Ở một số tỉnh thành, thu nhập của giáo viên mầm non tư thục có thể đạt 3.500.000 đồng/tháng. Nhưng cũng có những nơi, giáo viên mầm non tư thục chỉ được 600.000 đồng/tháng, như ở Bắc Giang, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cũng theo khảo sát của Bộ, vẫn còn 41,8% số nhóm lớp chỉ thực hiện việc trông giữ trẻ là chính, có nghĩa là, trẻ chưa được chăm sóc, dạy dỗ theo chương trình mầm non hiện hành.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Giáo dục mầm non thuộc Sở GD&ĐT TP.HCM khẳng định: “Các trường mầm non tư thục, nếu thu học phí dưới 500.000 đồng/tháng thì khó đảm bảo chất lượng”.
Bà giải thích thêm: “Các chủ trường đều phải có lợi nhuận trong việc nuôi dạy trẻ. Với mức học phí dưới 500.000 đồng thì có mà hội đủ hai điều kiện: đảm bảo chất lượng và có lợi nhuận”.
Thế nhưng, theo bà Thanh, hiện nay đa phần các trường mầm non tư thục đều thu học phí từ 200.000 – 500.000 đồng. Cá biệt, có trường chỉ thu từ 120.000 – 150.000 đồng/tháng. Đối với những trường có mức thu học phí quá thấp, bà Thanh nói: “Chất lượng sẽ không bảo đảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho trẻ”.