- “Khi nghe tin con tôi bị điểm 0 môn Văn, tôi rất hốt hoảng. Thật là bi kịch!”. Nhà báo Nguyễn Minh Hiền mở đầu câu chuyện mình đã trải qua như vậy.
Cùng với chị Minh Hiền, nhiều chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm dạy con, những câu chuyện “người thật - việc thật” tại buổi Tọa đàm “Dạy con làm người: Dễ hay khó?” do Trường Quản trị Cuộc đời
Bi kịch khi con bị điểm 0
Sau khi biết điểm thi của con, chị Minh Hiền vội vã đến gặp thầy giáo môn Văn tìm hiểu lý do. Chị phát hiện nguyên nhân con bị điểm 0 rất đơn giản: Đề bài ra là “chép một bài ca dao…” thì có 22 học sinh trong lớp chép bài ca dao giống nhau. Trong khi con chị chép một bài ca dao khác ở ngoài sách giáo khoa (SGK).
Thấy chị không vui, đứa con xoa dịu:
- Không sao đâu, lần sau con sẽ cố gỡ lại mà. Con sẽ cố gắng học đúng như SGK.
Nghe tới đây, chị Minh Hiển buồn lòng nghĩ “Vì sao con mình phải học giống 22 bạn kia?”, rồi trả lời con:
- Con cứ học những gì con hiểu và học theo cách của con.
Thế nhưng, cuộc ganh đua lấy điểm trong lớp khiến con chị phải học và làm theo những bài văn mẫu, rồi tham dự và đạt nhiều giải học sinh giỏi cấp trường, cấp thành...
Nhưng theo chị, “bi kịch điểm 0” không bi kịch bằng khi đứa con của chị không còn vẻ hồn nhiên của một đứa trẻ 7 tuổi.
Chị Minh Hiển chia sẻ: Hiện nay, nhiều gia đình, cha mẹ luôn muốn con mình giỏi giang, đi học ít nhất cũng phải đạt học sinh tiên tiến. Thế nhưng, theo tôi, chỉ cần dạy con cho con thành một người bình thường, không cần nổi tiếng hay siêu sao. Chỉ cần con có lòng tự trọng cá nhân, biết ứng xử, biết sống và chọn lọc những gì là của chính mình.
Theo nhà văn Nguyên Ngọc, ở Việt Nam bây giờ, cha mẹ nào cũng muốn con mình thành đạt, họ áp đặt nhiều thứ để mong con thành tài. Nhưng họ không hiểu, dạy con là dạy để con cái trở thành một con người bình thường trong xã hội. Để con trở thành ông này, bà nọ chỉ là phim cổ tích. 99,9% công dân là người bình thường và điều quan trọng là cha mẹ biết cách làm cho “người bình thường” ấy trở thành người tốt trong xã hội.
Cũng vì tâm lý dạy con là muốn con thành đạt, nên hầu hết phụ huynh kỳ vọng vào sự giáo dục nơi nhà trường.
Tuy nhiên, nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: “Nhiều người có vẻ không tin tưởng vào nền giáo dục này. Vì vậy mới xảy ra tình trạng nhiều gia đình cho con mình “chạy” ra nước ngoài để học”.
Tuy nhiên nhà văn Nguyên Ngọc cũng bộc bạch: Tôi thì đang băn khoăn, vì đứa con tôi hiện tại lại chỉ muốn làm người bình thường mà không thèm khát danh vọng, thậm chí nó dị ứng với sự đua chen trong xã hội. Vậy có nên dạy trẻ khát vọng hay không?
Nuôi con thành người Việt trên đất Pháp
Khi cho con “chạy” ra nước ngoài, nhiều người lại vật lộn với cuộc đấu tranh để con cái mình là người Việt
Chị Việt Linh, một đạo diễn cho nhiều bộ phim có cả của người lớn, trẻ em và có nhiều năm sống trên đất Pháp kể lại câu chuyện nuôi con thành người Việt trên đất Pháp.
Khi con chưa đầy 3 tuổi, bất kể con hiểu hay không chị vẫn nói tiếng Việt. Đến năm 3 tuổi mới cho con vào học mẫu giáo. Ngày đầu tiên bé vào mẫu giáo khóc rất nhiều vì không biết tiếng Tây. Sau một tuần, bé mới làm quen được với lớp học.
Khi con lớn thêm tí nữa, chị đưa con về Việt
“Bây giờ, khi đang ở Pháp, nó gọi điện cho tôi bảo con nhớ Việt
Mỗi ngày, chị dành thời gian trò chuyện với con về một đề tài trên tờ báo. Ở Pháp, có một tờ báo viết cả những vấn đề thời sự mang tính “người lớn” với ngôn ngữ dành cho trẻ con. Đó cũng là tờ báo được trẻ con yêu thích. Chị còn chọn những bài nói về những đứa trẻ bất hạnh ở Việt
Phòng ngủ của con chị có một điều đặc biệt là không có khóa trong. Đến khi lớn lên con chị thắc mắc:
- Sao phòng ba mẹ có khóa trong, phòng con lại không?
- Không có khóa trong sẽ an toàn cho con. Để có chuyện gì, ba mẹ có thể vào kịp. Nhưng khi nào muốn vào phòng con, ba mẹ sẽ gõ cửa.
“Điều đó đã khiến con bé cảm thấy việc không có khóa cửa bên trong là bình thường. Và tôi cũng khuyên các bậc cha mẹ không gây xáo trộn, để lại dấu vết gì khi thâm nhập vào phòng của con” - Chị bật mí.
Không chỉ dạy con, chị Việt Linh thừa nhận đã được “học” ở con rất nhiều thứ. Năm con 6 tuổi, không hiểu tại sao cháu liên tục bị ho, chữa trị thế nào cũng không khỏi, nhưng khi được nghe ba nói vẫn yêu mẹ thì con bỗng nhiên hết bệnh. Lúc đó chị mới hiểu con bị ức chế từ một lần cãi nhau của ba mẹ