Ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD - ĐT) cho biết, ban soạn thảo sẽ có tính toán, chỉnh sửa để có quy định riêng cho LHS diện học bổng và LHS diện tự túc. Quyền lợi và nghĩa vụ của hai đối tượng này phải như nhau.
"Việc quản lý lưu học sinh (LHS) theo diện học bổng hiện đã làm tốt. Tuy nhiên, quản lý LHS tự túc đang là vấn đề nan giải", ông Vang nói với phóng viên báo Giáo dục &Thời đại.
"Hiện chúng ta có bao nhiêu LHS tự túc, những người này theo học những ngành nào, chúng ta không biết, đại sứ quán không biết, bên nước ngoài cấp visa cũng không có thống kê. Vậy, làm thế nào để quản lý được đối tượng này?" - ông Vang băn khoăn.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Minh Tâm, chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế (thư ký ban soạn thảo) cho hay, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện số LHS tự túc lớn gần gấp 10 lần số LHS diện học bổng.
Ông Trần Bá Việt Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tê cũng cho rằng, một thực tế hiện nay là nhiều LHS tự túc ít có sự liên hệ với cơ quan ngoại giao, trừ khi có sự cố xảy ra như mất hộ chiếu, tai nạn, có va chạm… Với những địa bàn rộng như
Chính vì vậy, ông "mong muốn và hoan nghênh sự hợp tác của các LHS trong việc cung cấp thông tin về cá nhân".
Theo ông Vang, mọi người sẽ cảm thấy trói buộc khi nhắc đến từ "quản lý", nhưng trên thực tế, Ban soạn thảo là muốn có thông tin để từ đó có thể tạo điều kiện tốt hơn cho LHS. Đồng thời, giúp các nhà hoạch định chính sách trong vấn đề định hướng đào tạo nhân lực, giúp cho những người sắp đi học nước ngoài biết xu thế ngành nghề hiện nay.
Ông Vang cho biết thêm, Cục Đào tạo với nước ngoài đang thiết kế một hệ thống cung cấp thông tin online tự nguyện cho các LHS. Giúp LHS trong nhiều vấn đề như: muốn được hỗ trợ trong việc can thiệp với nhà trường, cung cấp các giấy tờ xác nhận văn bằng tương đương của Việt Nam, hỗ trợ can thiệp về vấn đề công dân hoặc xin học bổng học tiếp ở bậc cao hơn,… và nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi của LHS.