Nhiều trường ĐH, CĐ cả phía Bắc và Nam đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến cho kỳ tuyển sinh năm 2010.
ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến tuyển 3.000 chỉ tiêu, trong đó đào tạo sư phạm là 1.700 chỉ tiêu, hệ cử nhân ngoài sư phạm 900 chỉ tiêu và 400 chỉ tiêu đào tạo giáo viên cho địa phương. Nhà trường cũng thông báo các ngành tuyển sinh có thêm khối thi năm 2010 (Ngữ văn (cả sư phạm và cử nhân) thi khối C và khối D1; Ttin học (cả sư phạm tin học và cử nhân công nghệ thông tin) thi khối A và khối D1; Tiếng Pháp (cả sư phạm và cử nhân) thi khối D1 và khối D3.
Chỉ tiêu các ngành cụ thể như sau. Với hệ đại học sư phạm, sư phạm Toán học (130); Vật lý (110); Tin học (90); Hóa học (110); Sinh học (90); Ngữ văn (120); Lịch sử (110); Địa lý (110); Tâm lý – Giáo dục (40); Giáo dục chính trị (100); Sử - GD Quốc phngf (50); Tiếng Anh (110); Song ngữ Nga – Anh (30); Tiếng Pháp (30); tiếng Trung (30); Giáo dục tiểu học (120); GD mầm non (110); GD thể chất (120); GD đặc biệt (30); Quản lý giáo dục (60).
Với hệ cử nhân ngoài sư phạm, chỉ tiêu tuyển sinh từng khối ngành cụ thể như sau: Tiếng Anh (140); song ngữ Nga – Anh (60); tiếng PHáp (60); tiếng Trung (120); tiếng Nhật (80); CNTT (150); Vật lý (50); Hóa học (60); Ngữ văn (60); Việt Nam học (60); Quốc tế học (60). Ngoài ra, trường còn dự kiến đào tạo 400 chỉ tiêu giáo viên cho địa phương
ĐH Y dược TP HCM công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010 là 1695, trong đó, đào tạo đại học 6 năm có 630 chỉ tiêu ngành Bác sĩ đa khoa; 120 chỉ tiêu ngành Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt; 300 - Dược sĩ đại học; 200 - Bác sĩ Y học cổ truyền; 80 - Bác sĩ Y học dự phòng. Đào tạo cử nhân học 4 năm có 70- Điều dưỡng; 50- y tế công cộng; 60 – Xét nghiệm; 30 Vật lý trị liệu; 30 Kỹ thuật hình ảnh; 35 Kỹ thuật phục phục hình răng; 50 hộ sinh (chỉ tuyển nữ); 40 – Gây mê hồi sức. 2. ĐH
ĐH Thủy lợi: 2.600 chỉ tiêu dự kiến năm 2010. Trong đó, 350 chỉ tiêu ngành Kỹ thuật công trình; 210 - Kỹ thuật tài nguyên nước; 90 - Thủy văn và tài nguyên nước; 140- Kỹ thuật cơ khí; 140- Kỹ thuật thủy điện và năng lượng tái tạo; 140- Công nghệ thông tin; 75 - Cấp thoát nước; 140- Kỹ thuật bờ biển; 70- Kỹ thuật môi trường; 70- Kỹ thuật hạ tầng và phát triển nông thôn; 150 - Công nghệ kỹ thuật xây dựng; 70- Kỹ thuật điện; 70- Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; 75- Quản trị kinh doanh; 210- Kế toán. Hệ cao đẳng: 300 - Kỹ thuật công trình
ĐH Mở TP HCM dự kiến 4.800 chỉ tiêu, trong đó 4000 chỉ tiêu hệ đại học và 800 chỉ tiêu hệ cao đẳng. (tăng 300 chỉ tiêu so với năm 2009). Năm nay, ngành công nghiệp có thêm chuyên ngành cơ điện. Ngoài ra, trường còn tuyển 3.500 chỉ tiêu văn bằng 2, hoàn chỉnh kiến thức CĐ lên ĐH, vừa làm vừa học; 10.000 chỉ tiêu hệ đào tạo từ xa; 1.500 chỉ tiêu hệ TCCN, 300 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng tại Ninh Hòa, Khánh Hòa. Trường cũng tuyển sinh chương trình đào tạo đặc biệt các ngành: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán.
ĐH Văn Hiến dự kiến tuyển 1.800 chỉ tiêu, trong đó 1300 chỉ tiêu hệ đại học gồm: Ngành CNTT (100 chỉ tiêu); Điện tử Viễn thông (100); Quản trị kinh doanh (100); Kế toán (80), Tài chính ngân hàng (80); Kinh doanh thương mại (80); Quản trị kinh doanh du lịch khách sạn (140); Quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ lữ hành (100); Xã hội học (70); Tâm lý học (70); Ngữ Văn (100); Văn hóa học (60); Việt Nam học (60); Tiếng Anh kinh thương (60); Đông phương học (100). Trường cũng dự kiến tuyển 500 chỉ tiêu hệ cao đẳng, trong đó, ngành Tin học ứng dụng (50); Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông (50); Quản trị kinh doanh (60); Kế toán (60); Tài chính ngân hàng (60); Maketing (50); Quản trị kinh doanh du lịch khách sạn (60); Quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ lữ hành (60); Xã hội học (50).
ĐH dân lập Phương Đông dự kiến tuyển 2.590 chỉ tiêu, trong đó 2230 chỉ tiêu hệ đại học gồm: Công nghệ thông tin (180); Công nghệ điện tử viễn thông (120); Kiến trúc (160); Xây dựng dân dụng và công nghiệp (180); Cầu đường (110); Cơ điện tử (70); Điện (130); Kinh tế - Quản lý xây dựng (70); Công nghệ sinh học (120); Công nghệ môi trường (120); Quản trị doanh nghiệp (70); Quản trị du lịch (70); Quản trị văn phòng (70); Tài chính ngân hàng (200); Kế toán (200); Tiếng Anh (150); Tiếng Trung (120); Tiếng Nhật (90). Hệ cao đẳng dự kiến 360 chỉ tiêu, gồm: Tin học (40); Du lịch (60); Kế toán (200) và Xây dựng (60). Trường tuyển sinh trong cả nước; không tổ chức thi tuyển mà lấy kết quả thi ĐH năm 2010 của những thí sinh đã dự thi khối A, B, C, D1, D2, D3, D4, D5, D6, V vào các trường ĐH theo đề thi chung của Bộ để xét tuyển, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh (riêng ngành tiếng Anh chỉ xét tuyển thí sinh thi khối D1).
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM dự kiến tuyển 2.400 chỉ tiêu, trong đó 2.000 chỉ tiêu hệ ĐH và 400 chỉ tiêu hệ CĐ. Hệ CĐ trường không tổ chức thi tuyển mà lấy kết quả thi ĐH của thí sinh đã dự thi vào trường để xét tuyển trên cơ sở hồ sơ đăng ký của thí sinh.
Trường ĐH Sài Gòn dự kiến tuyển 4.450 chỉ tiêu, trong đó 2.300 chỉ tiêu hệ ĐH và 2.150 chỉ tiêu CĐ. Năm 2010, trường mở rộng phạm vi tuyển sinh trong cả nước ở tất cả các ngành, hệ ĐH và hệ CĐ, khối sư phạm và ngoài sư phạm (thay vì khối sư phạm chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM như mọi năm). Đây cũng là năm đầu tiên trường tuyển sinh ngành âm nhạc thi khối N với ba chuyên ngành: thanh nhạc (mã ngành 801), lý luận âm nhạc (mã ngành 802) và chỉ huy hợp xướng (mã ngành 803), mỗi ngành tuyển 10 chỉ tiêu. Hệ CĐ cũng mở ngành mới là sư phạm kỹ thuật công nghiệp (mã ngành C89).
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, trường tổ chức thi tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT. Riêng hệ CĐ tổ chức xét tuyển từ kết quả thi tuyển sinh ĐH. Thí sinh có nguyện vọng 1 vào hệ CĐ phải đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH tại Trường ĐH Sài Gòn để lấy kết quả tham gia xét tuyển.
Ngành sư phạm âm nhạc dành 60 chỉ tiêu đào tạo cho ĐH An Giang (30 chỉ tiêu ở trình độ ĐH, 30 chỉ tiêu ở trình độ CĐ), ngành sư phạm mỹ thuật dành 60 chỉ tiêu đào tạo cho ĐH An Giang (30 chỉ tiêu ở trình độ ĐH, 30 chỉ tiêu ở trình độ CĐ). Đào tạo cho các tỉnh không sử dụng ngân sách thành phố.
Chỉ tiêu dự kiến cụ thể của các ngành trường ĐH Sài Gòn như sau: Công nghệ thông tin (200); Khoa học môi trường (100); Kế toán (250); Quản trị kinh doanh (300); Tài chính ngân hàng (300); Luật hành chính (60); Luật Thương mại (60); Luật kinh doanh (60); Việt Nam học (100); Thư viện – Thông tin (100); tiếng Anh (150); Âm nhạc (30); Sp Toán học (50); SP Vật lý (30); SP Hóa học (30); SP Sinh học (30); Sp Ngữ Văn (40); SP Lịch sử (30); SP Địa lý (30) ; SP giáo dục chính trị (30); SP tiếng Anh (30); SP âm nhạc (60); SP Mỹ thuật (60); Sư phạm giáo dục tiểu học (90); Sư phạm giáo dục mầm non (50); Quản lý giáo dục (30).
Hệ cao đẳng: CNTT (100); Kế toán (250); Quản trị kinh doanh (150); Khoa học môi trường (120); VIệt Nam học (120); Quản trị văn phòng (150); Thư ký văn phòng (50); tiếng Anh (100); Thư viện thông tin (100); Lưu trữ học (50); Toán học (40); Vật lý (40); Hóa học (40); SP Kỹ thuật công nghiệp (90); SP Sinh học (40); SP Kỹ thuật nông nghiệp (90); SP kinh tế gia đình (90); SP Ngữ văn (40); SP Lịch sử (40); SP Địa lý (40); SP tiếng Anh (70); GD tiểu học (170); GD mầm non (170).
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dự kiến tuyển 2.500 chỉ tiêu, trong đó có 2.100 chỉ tiêu ĐH và 400 CĐ. Trường tuyển sinh trong cả nước các ngành khối A. Hệ CĐ không tổ chức thi tuyển, lấy kết quả thi ĐH năm 2010 của những thí sinh đã dự thi khối A vào các trường ĐH trong cả nước theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Các ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu thủy, công nghệ thông tin, kinh tế vận tải biển đã được đào tạo liên thông lên ĐH để cấp bằng chính quy.
Chỉ tiêu cụ thể từng khối ngành được công bố như sau. Hệ đại học gồm: Điều khiển tàu biển (200); Khai thác máy tàu thủy (180); Điện và tự động tàu thủy (70); Điện tử viễn thông (80); Tự động hóa công nghiệp (80); Kỹ thuật điện (điện công nghiệp) (80); Kỹ thuật máy tính (mạng máy tính) (70); Đóng tàu và công trình nổi (thiết kế thân tàu thủy) (70); Công nghệ đóng tàu (70); Thiết bị năng lượng tàu thủy (60); Cơ giới hóa xếp dỡ cảng (70); Cơ khí ôtô (140); Máy xây dựng (70); Máy xây dựng (80); Xây dựng cầu đường (140); Xây dựng dân dụng và công nghiệp (80); Quy hoạch giao thông (70); Xây dựng đường sắt – metro (70); Công nghệ thông tin (120); Kinh tế vận tải biển (140); Kinh tế xây dựng (80); Quản trị logistic và vận tải đa phương thức (80). Hệ cao đẳng gồm, Điều khiển tàu biển (80); Khai thác máy tàu thủy (80); Công nghệ thông tin (80); Cơ khí động lực (cơ khí ôtô) (80); Kinh tế vận tải biển (80).
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) dự kiến 3.900 chỉ tiêu, trong đó hệ ĐH là 3.750 chỉ tiêu và hệ CĐ là 150 chỉ tiêu. Cụ thể: Ngành Cơ khí - Cơ điện tử: 500; xây dựng: 520; kỹ thuật phương tiện giao thông: 160; trắc địa: 90; vật liệu và cấu kiện xây dựng: 80; vật lý kỹ thuật - cơ kỹ thuật: 150 (ghép ngành cơ kỹ thuật vào ngành vật lý kỹ thuật). Năm nay trường tuyển mới ngành kiến trúc (kiến trúc dân dụng và công nghiệp) với 40 chỉ tiêu, thi tuyển khối V. Ngoài ra, trường tuyển 170 sinh viên chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp tuyển từ các thí sinh đã trúng tuyển vào trường ở tất cả các ngành; tuyển 50 sinh viên vào khóa 5 chương trình đào tạo tiên tiến (dự án của Bộ GD&ĐT) nhóm ngành điện - điện tử ; 250 chỉ tiêu kỹ sư tài năng sẽ tuyển từ các sinh viên đang học năm trên ngành cơ khí - cơ điện tử, điện - điện tử, công nghệ hóa học, xây dựng và công nghệ thông tin.
Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến từng ngành như sau: Công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính) (330); Điện - điện tử (điện năng - kỹ thuật điện, tự động hóa và điều khiển, điện tử - viễn thông) (650); Cơ khí - cơ điện tử (cơ điện tử, cơ điện, kỹ thuật chế tạo, kỹ thuật thiết kế, kỹ thuật nhiệt lạnh, kỹ thuật máy xây dựng & nâng chuyển) (500); Kỹ thuật dệt may (70); Công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học (410); Xây dựng (520); Kiến trúc (40); Kỹ thuật địa chất – dầu khó (150); Quản lý công nghiệp (160); Kỹ thuật và quản lý môi trường (160); Kỹ thuật phương tiện giao thông (hàng không, ôtô, tàu thủy) (160); Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (80); Công nghệ vật liệu (vật liệu polymer - silicat - kim loại) (200); Trắc địa (trắc địa, địa chính, GIS - hệ thống thông tin địa lý) (90); Vật liệu và cấu kiện xây dựng (80); Vật lý kỹ thuật - Cơ kỹ thuật (kỹ thuật y sinh, kỹ thuật laser, cơ kỹ thuật) (150); Bảo dưỡng công nghiệp (hệ cao đẳng): 150.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) dự kiến tuyển 3.550 chỉ tiêu, trong đó hệ ĐH có 2.750 chỉ tiêu, hệ CĐ có 800 chỉ tiêu. Hệ CĐ của trường không tổ chức thi tuyển, mà lấy kết quả thi ĐH của những thí sinh đã dự thi khối A vào các trường ĐH trong cả nước theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh.
Chỉ tiêu cụ thể từng khối ngành như sau: Toán - Tin học (300); Vật lý (250); Điện tử viễn thông (200); Hải dương học – Khí tượng – Thủy văn (100); CNTT (550); hóa học (250); Địa chất (150); Khoa học môi trường (150); Công nghệ môi trường (120); Khoa học vật liệu (180); Sinh học (300); Công nghệ sinh học (200); Tin học (hệ cao đẳng) (800).
Đại học Đà Nẵng dự kiến 10.710 chỉ tiêu, trong đó hệ ĐH là 8.560 CT; CĐ là 2.150 CT. Cụ thể, Trường ĐH Bách khoa 3.200 chỉ tiêu (Các ngành: Cơ khí chế tạo (A) 240; Điện kỹ thuật (A) 250; Điện tử - Viễn thông (A) 240; Xây dựng dân dụng và công nghiệp (A) 240; Xây dựng công trình thủy (A) 120; Xây dựng cầu đường (A) 240; Công nghệ nhiệt - Điện lạnh (A) 60; Cơ khí động lực (A) 110; Công nghệ thông tin (A) 240; Sư phạm Kỹ thuật điện - điện tử (A) 60; Cơ - Điện tử (A) 120; Công nghệ môi trường (A) 50; Kiến trúc (V) 120; Vật liệu và cấu kiện xây dựng (A) 60, Tin học xây dựng (A) 60; Kỹ thuật tàu thủy (A) 60; Kỹ thuật năng lượng và môi trường (A) 60; Quản lý môi trường (A) 50; Quản lý công nghiệp (A) 60; Công nghệ hóa thực phẩm (A) 100; Công nghệ hóa học (A) 180; Công nghệ sinh học (A) 60; Kinh tế xây dựng và quản lý dự án (A) 120; Các chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế (A) 200; Chương trình liên kết đào tạo Việt - Úc (A) 100.
Trường ĐH Kinh tế 1.920 chỉ tiêu (các ngành: Kế toán (A) 230; Kiểm toán (A) 80; Quản trị kinh doanh (QTKD) gồm: QTKD tổng quát (A) 180; QTKD du lịch và dịch vụ (A) 140; QTKD thương mại (A) 100; QTKD quốc tế (A) 130; QTKD marketing (A) 100; QT tài chính (A) 100; QT nguồn nhân lực (A) 80; Kinh tế phát triển (A) 105; Kinh tế lao động (A) 50; Kinh tế và quản lý công (A) 50; Kinh tế chính trị (A) 40; Thống kê - Tin học (A) 60; Tin học quản lý (A) 70; Ngân hàng (A) 180; Tài chính doanh nghiệp (A) 125; Luật học (A) 50; Luật kinh doanh (A) 50.
Trường ĐH Ngoại ngữ dự kiến 1.340 chỉ tiêu (các ngành: SP tiếng Anh (D1) 70; SP tiếng Anh bậc tiểu học (D1) 35; SP tiếng Pháp (D1, D3) 35; SP tiếng Trung (D1, D4) 35; Cử nhân (CN) tiếng Anh (D1) 435; CN tiếng Anh thương mại (D1) 140; CN tiếng Nga (D1, D2, C) 35; CN tiếng Pháp (D1, D3) 35; CN tiếng Pháp du lịch (D1, D3) 35; CN tiếng Trung (D1, D4) 140; CN tiếng Trung thương mại (D1, D4) 70; CN tiếng Nhật (D1) 70; CN tiếng Hàn Quốc (D1) 35; CN tiếng Thái Lan (D1) 35; CN Quốc tế học (D1) 135.
Trường ĐH Sư phạm 1.700 chỉ tiêu, trong đó 1.650 CT ĐH và 50 CT CĐ (các ngành: SP Toán (A) 50; SP Vật lý (A) 50; CN Toán - Tin (A) 100; CN Công nghệ thông tin (A) 150; SP Tin (A) 50; CN Vật lý (A) 50; SP Hóa học (A) 50; CN Hóa học chuyên ngành phân tích - môi trường (A) 50; CN Hóa dược (A) 50; CN Khoa học môi trường chuyên ngành quản lý môi trường (A) 50; SP Sinh học (B) 50; CN Sinh - Môi trường (B) 50; SP Giáo dục chính trị (C) 50; SP Ngữ văn (C) 50; SP Lịch sử (C) 50; SP Địa lý (C) 50; CN Văn học (C) 100; CN Tâm lý học (C, B) 50; CN Địa lý (C) 50; Việt Nam học (C) 50; Văn hóa học (C) 50; CN Báo chí (C) 50; SP GD tiểu học (D1) 100; SP GD mầm non (M) 100; SP GD Đặc biệt (D1) 50; SP GD Thể chất - GD quốc phòng (T) 50; Cao đẳng SP âm nhạc (N) 50.
Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum 350 chỉ tiêu (các ngành: Công nghệ thông tin (A) 70; Kinh tế xây dựng và quản lý dự án (A) 70; Kế toán (A) 70; QTKD tổng quát (A) 70; Tài chính doanh nghiệp (A) 70.
Trường Cao đẳng Công nghệ: 1.500 chỉ tiêu (các ngành: Công nghệ KT cơ khí chế tạo (A) 120; Công nghệ KT điện (A) 180; Công nghệ KT ô tô (A) 120; CN thông tin (A) 120; CN KT điện tử - Viễn thông (A) 120; CNKT công trình xây dựng (A) 120; CN KT công trình giao thông (A) 120; CNKT Nhiệt - Điện lạnh (A) 60; CNKT hóa học (A) 60; CNKT môi trường (A) 60; CNKT công trình thủy (A) 60; CNKT cơ - điện tử (A) 120; CNKT thực phẩm (A) 60; Xây dựng hạ tầng đô thị (A) 120; Kiến trúc công trình (A) 60.
ĐH Kinh tế TP HCM, dự kiến tuyển 5.000 chỉ tiêu hệ đại học. ĐH Công nghiệp TP HCM dự kiến 8.500 chỉ tiêu, trong đó 4000 chỉ tiêu hệ đại học và 4500 chỉ tiêu hệ cao đẳng. ĐH Hùng Vương TP HCM tuyển 4.000 chỉ tiêu, trong đó 2500 chỉ tiêu hệ đại học và 1500 chỉ tiêu hệ cao đẳng. ĐH Công đoàn dự kiến giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh năm 2009 (2.100 chỉ tiêu, trong đó 1.600 CT ĐH, 500 CT CĐ. ĐH Hàng hải: dự kiến tuyển 2.900 chỉ tiêu ĐH, tăng 10% so với năm trước. Dự kiến trường sẽ mở thêm ngành học Kinh doanh vận tải biển để đáp ứng nhu cầu xã hội. ĐH dân lập Hải Phòng dự kiến tuyển 2.250 chỉ tiêu. Trường không tổ chức thi tuyển mà chỉ tổ chức xét tuyển những thí sinh dự thi khối A, B, C, D1, 3, 4 và khối V. Viện ĐH Mở Hà Nội dự kiến tuyển khoảng 3.900 CT ĐH và CĐ (trong đó ĐH là 3.200, CĐ 700).
Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin 600 chỉ tiêu (các ngành: Công nghệ thông tin (A, D1, V) 150; Công nghệ phần mềm (A, D1, V) 80; Công nghệ mạng và truyền thông (A, D1, V) 120; Kế toán - Tin học (A, D1, V) 250.