Ngôi trường ở vùng nông thôn xa xôi của Hải trong bốn năm liền, trường đều có nhiều thủ khoa đỗ vào các trường đại học danh tiếng trong cả nước. Tất cả đều bởi chữ "Tâm" và chữ "Tình" của các thầy giáo, cô giáo và sự cố gắng nỗ lực của học sinh.
Cách trung tâm thành phố hơn 40 km - địa phương đất liền xa nhất của Hải Phòng, Vĩnh Bảo là một huyện thuần nông, kinh tế còn nghèo. Nhưng mảnh đất nơi đây cũng đã sáng danh một vùng "đất học". Trải qua bao thời kỳ lịch sử, đời nào Vĩnh Bảo cũng có người học hành đỗ đạt và tham gia giúp sức cho đất nước. Tiêu biểu là tấm gương sáng của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người xã Lý Học. Truyền thống hiếu học của các thế hệ đi trước vẫn được các thế hệ hôm nay gìn giữ và phát huy. Và những thành tích trong sự nghiệp giáo dục- đào tạo của Trường THPT Vĩnh Bảo đã và đang minh chứng sống động cho điều đó.
Trường THPT Vĩnh Bảo là ngôi trường của con những gia đình nông dân huyện lúa. Hằng ngày, để đến được trường, nhiều học sinh phải gò lưng đạp xe hơn 20 km. Hầu hết các em học một buổi ở trường, một buổi giúp gia đình tăng gia, sản xuất, làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi sống chính mình và gia đình. Một cái điều được coi là đặc biệt trong thời cơ chế thị trường hiện nay là ở ngôi trường này không có tình trạng dạy thêm, học thêm. Trước mỗi kỳ thi đại học, học sinh không phải xếp hàng ghi tên vào các "lò" luyện thi. Ấy vậy mà, bốn năm liên tục, ngôi trường này đều có những học sinh thi đỗ thủ khoa các trường đại học danh tiếng, trở thành niềm tự hào của thành phố và địa phương, trong đó có những người nông dân chân lấm, tay bùn. Tất cả đều gói gọn trong chữ "Tâm" và chữ "Tình" của các thầy giáo, cô giáo và sự cố gắng nỗ lực của các em học sinh nơi đây.
Trong Phòng truyền thống nhà trường đều ghi tên những thủ khoa- những học sinh làm rạng rỡ truyền thống ngôi trường và là tấm gương cho các thế hệ học sinh kế tiếp noi theo. Ðó là các em Nguyễn Văn Thái, ở xã Hùng Tiến, thủ khoa Ðại học Hàng hải năm 2006; Vũ Thị Vân, ở xã Vinh Quang, 29,5 điểm, cao nhất thành phố, đứng thứ tám toàn quốc, á khoa Học viện Tài chính năm 2007; Bùi Văn Tú, 30/30 điểm, ở xã Tiền Phong, thủ khoa Ðại học Bách khoa Hà Nội; Nguyễn Thanh Tuyền, 29,5 điểm, thủ khoa Học viện Tài chính, cùng năm 2008.
Kỳ thi đại học năm 2009, Trường THPT Vĩnh Bảo càng nổi tiếng cả nước với ba thủ khoa đại học. Ðó là hai thủ khoa Ðại học Bách khoa Hà Nội, Nguyễn Ðức Sang và Lê Trung Kiên; Nguyễn Ðức Bình, 28 điểm, thủ khoa Ðại học Hàng hải. Cũng năm học này, THPT Vĩnh Bảo còn có bốn á khoa các trường đại học Hàng hải, Nông nghiệp 1 Hà Nội và Học viện Quan hệ quốc tế. Theo xếp hạng của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, năm 2009, Trường THPT Vĩnh Bảo xếp thứ 126 trong tốp 201 trường có tỷ lệ học sinh đỗ đại học cao của cả nước, xếp thứ 34 trong số những trường có nhiều học sinh đạt 27 điểm trở lên. Ðặc biệt, trong số các lớp 12 của năm học 2008-2009, lớp 12A1 có 56 học sinh thì có tới 55 em đỗ đại học. Các lớp 12A2, 12A3, tỷ lệ học sinh đỗ đại học đều đạt 98%...
Nói về bí quyết dạy tốt, học tốt của trường, thầy giáo Nguyễn Hữu Kiên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Cùng với yếu tố truyền thống hiếu học, sự quan tâm của các cấp, các ngành, các gia đình và thầy giáo, cô giáo thì một nguyên nhân quan trọng là do các em học sinh chứng kiến nỗi nhọc nhằn vất vả mưu sinh của cha mẹ và những người nông dân trên mảnh đất quê hương. Chính điều đó thôi thúc các em trong học tập, vì các em hiểu ra rằng, học giỏi chính là giải pháp để thoát nghèo, để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mảnh đất quê hương, đất nước và cũng cho chính bản thân và gia đình mình.
Trong số những thủ khoa kỳ thi đại học 2009, hai thủ khoa Nguyễn Ðức Sang, Lê Trung Kiên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nỗ lực vượt khó, các em đã đạt thành tích cao nhất kỳ thi đại học, thật xứng danh con cháu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bên cạnh sự cố gắng của mỗi học sinh, nhà trường có đội ngũ giáo viên tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì học sinh. Các thầy giáo, cô giáo chịu khó đổi mới phương pháp giáo dục, không chỉ truya học, cô giáo Nguyễn Thịền đạt kiến thức đơn thuần, mà còn gợi mở, hướng dẫn học sinh biết tự học và sáng tạo. Thầy giáo Phạm Quốc Hiệu, Tổ trưởng Tổ toán, thầy giáo Lê Công Hiển, Tổ trưởng Tổ hó The, giáo viên môn vật lý... là những nhà giáo tiêu biểu, luôn nêu gương sáng vì lòng tận tụy với học sinh, nhất là học sinh nghèo.