150 chữ thật thà đưa cô giáo Bến Tre tới ĐH Cambridge

08:13, 02/03/2010

150 chữ trong bài luận Tiếng Anh được cô giáo Lê Xuân Hằng viết và gửi chỉ với hy vọng nhận phần thưởng khuyến khích là bộ giáo cụ giảng dạy môn tiếng Anh. Thế nhưng, chính những dòng bộc bạch mộc mạc đó lại giúp cô giành giải đặc biệt trong cuộc thi “Giáo viên thế giới với Cambridge ESOL". Dù chỉ là một giải thưởng từ bài viết luận, nhưng với cô Hằng thực sự là cơ hội lớn.

 

150 chữ thật thà

 

Cuộc thi mở của đại học Cambridge chỉ cho phép thí sinh viết bài luận ngắn bằng tiếng Anh gồm 150 chữ. Chủ đề xoay quanh việc cảm nhận được gì nếu tham gia vào khóa học trau dồi kỹ năng dành cho giáo viên dạy tiếng Anh toàn thế giới. Có khoảng 2.000 bài viết tham gia, 5 người nhận được học bổng.

 

“Điều gì đã khiến các vị giáo sư trường Cambridge chọn cô giáo Lê Xuân Hằng?”.

 

Sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bến Tre giới thiệu cuộc thi này, cô Hằng chỉ mong mình sẽ nằm trong 100 người gửi bài sớm nhất, nhận phần thưởng khuyến khích, là một bộ giáo cụ giảng dạy môn tiếng Anh.

 

Khi đó là 1h sáng, vừa soạn xong giáo án. Cô mở trang web chính thức của cuộc thi. Không phải nghĩ ngợi gì nhiều, cô viết 150 chữ thật thà, đúng như những gì mình vẫn cảm nhận.

 

Cô cho rằng, cơ hội để tham gia khóa học chính là cơ hội để chia sẻ. Điều cô muốn sẻ chia cùng đồng nghiệp khắp thế giới là mình đã phải gặp nhiều khó khăn như thế nào khi dạy tiếng Anh ở một trường vùng sâu như vậy. Cô thú thật - nói rất thật - rằng 10 năm nay, minh chưa có cơ hội tiếp xúc với một người nước ngoài nào, họa chăng là một lần duy nhất có ông Tây ba lô ghé vào thăm trường. Những gì dạy học sinh cũng chỉ là những gì cô được học ở trường cao đẳng, trường đại học. Và cô cũng nói rất thật rằng, cô cũng không có đủ kỹ năng tiếng Anh để chia sẻ hết những khó khăn ấy với đồng nghiệp.

 

150 chữ thật lòng đã mở ra cho cô giáo Lê Xuân Hằng một cơ hội lớn của riêng mình.

 

 

“Chị gái” trên bục giảng

 

Lúc chúng tôi vác máy ảnh lẽo đẽo theo chân cô vào lớp 9/3 Trường THCS Tân Hào (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) , học trò 9/2 (nghỉ tiết 5) nhao nhao đòi sang… học ké.

 

4 cô cậu dạn dĩ nhất chạy tọt qua lớp bạn và mang đồ dùng dạy học của cô sang lớp 9/3 luôn. Mãi đến khi thầy Phạm Văn Tạo (chuyên trách phổ cập) ghé ngang lớp hỏi chuyện cô giáo Hằng, sợ bị lộ, các cô cậu này mới len lén chạy về lớp 9/2. Lớp cô Hằng dạy rất vui, và ồn. Học trò đối thoại với cô giáo thoải mái. Cô cũng không bắt học trò phải nghiêm trang khoanh tay ngồi trên bàn.

 

Chồng cô giáo, thầy Nguyễn Đức, cũng là giáo viên Trường THCS Tân Hào. Hai người đều là dân Bến Tre nhưng học xong Cao đẳng Sư phạm Bến Tre thì về Tân Hào dạy học. Trước, anh chị vốn học chung khóa, chung trường THPT Nguyễn Đình Chiểu nhưng “chỉ thấy mặt quen quen”. Sau rồi cứ cùng nhau cuối tuần về thăm nhà, đi riết mà thành duyên chồng vợ. Hai thầy cô đã có với nhau bé Nguyễn Đức Huy, đang học lớp 1. Lại cùng nhau học xong khóa tại chức đại học (do trường Đại học Đà Nẵng mở). 3 năm vừa xong, chẳng hè nào là hai vợ chồng không miệt mài đi học.



Chứng chỉ ielts là gì