Mục tiêu của chương trình nhằm đào tạo nguồn nhân lực giáo viên có thể giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ tại các trường đại học.
Bộ GD-ĐT sẽ dành một phần kinh phí của đề án 322 cấp cho khoảng 5% số sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình Tiên tiến (CTTT) học tiếp trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Đây là một trong những điểm mới của chương trình đào tạo CTTT thực hiện tại 23 trường đại học (ĐH) của Việt
Mục tiêu của chương trình nhằm đào tạo giáo viên có thể giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế tại các trường ĐH. Những sinh viên được cử đi học phải cam kết sau khi được đào tạo sẽ trở về công tác tại các trường ĐH giảng dạy theo CTTT theo như Bộ GD-ĐT chỉ đạo. Khi trở thành giảng viên, giáo viên đó phải dành tối thiểu 40% quỹ thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học.
Tại hội nghị sơ kết đề án “Đào tạo theo Chương trình Tiên tiến tại một số trường ĐH của Việt Nam giai đoạn 2008-2015” diễn ra sáng 19/10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận yêu cầu: Từ nay đến năm 2015, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện tốt giảng dạy tại 23 trường ĐH triển khai đào tạo 35 CTTT và tiến tới nhân rộng mô hình này tại tất cả các trường ĐH trong cả nước.
Để thực hiện tốt những mục tiêu trên, những trường ĐH giảng dạy theo CTTT cần được đầu tư về cơ sở vật chất, có sự liên kết với các trường ĐH, chuyên gia, giáo viên nước ngoài giảng dạy lâu dài tại Việt