Trường học tốt nhất là gia đình

09:23, 09/06/2011

Tuổi trẻ Tây phương luôn có khuynh hướng thoát khỏi ảnh hưởng và uy quyền của cha mẹ, kể từ 18 tuổi. Tuổi trưởng thành là lúc chúng có thể không sống với cha mẹ. Đối với người Việt điều này là sự cắt đứt mọi liên hệ gia đình.

 

Văn hoá người Việt cảm thấy không thoải mái trong xã hội Tây phương vì xã hội này dựa trên những nền tảng giá trị khác hẳn với những nên tảng giá trị của xã hội Việt Nam ngày xưa. Căn bản giá trị Tây Phương dựa trên cá nhân. Trong khi người Việt dựa trên gia đình, hàng xóm.

 

Tuổi trẻ Tây phương luôn có khuynh hướng thoát khỏi ảnh hưởng và uy quyền của cha mẹ, kể từ 18 tuổi. Tuổi trưởng thành là lúc chúng có thể không sống với cha mẹ. Đối với người Việt điều này là sự cắt đứt mọi liên hệ gia đình.

 

Xã hội Tây phương bảo vệ quyền lợi cá nhân. Ví dụ nếu cha mẹ lỡ tay đánh con cái, chúng sẽ điện thoại cảnh sát để kiện cha mẹ chúng. Những mối liên hệ gia tộc được xem là rất quan trọng ở Việt Nam coi như bị phá huỷ ở xã hội Tây phương.

 

Ngày nay giới trẻ sống ở hải ngoại, với nhiều tiện nghi vật chất và kỹ thuật cao, các em có nhiều sự lựa chọn và sự chuẩn bị tốt cho một tương lai mới. Các em ít lo lắng về vấn đề tài chính, những em may mắn có hoàn cảnh tốt thì không "bỏ học" tiếp tục lên ĐH và chọn một nghề mà các em thích, theo hoài bão mà thuở trung học các em mong ước.

 

Khi vào bậc học ĐH cũng như sau ĐH, nhiều em cảm thấy không ham thích với chuyên ngành mình theo đuổi nữa, các em thay đổi chuyên ngành khác một cách không do dự, vì nghĩ cha mẹ luôn ở bên các em và sãn sàng trợ cấp, giúp đỡ các em về mọi mặt. Không như thế hệ cha mẹ chúng khó khăn lắm mới được một nghề sau ĐH, mặc dù ít khi ham thích ngành nghề mình phải theo đuổi, phải từ bỏ hoài bão mà mình mơ ước, phải cố gắng đi làm kiếm tiền để lo cho tương lai của họ ở xứ người…

 

Gia đình là trường học tốt nhất để trẻ con hấp thụ giá trị sống hơn nhà trường, vì vậy môi trường gia đình gồm ông bà, cha mẹ, cô chú, dì cậu và anh chị em là tấm gương cực kỳ nhạy cảm cho con cái noi theo.

 

Chúng ta nên tự giáo dục chính mình, bằng cách chọn cho mình một lý tưởng làm nền tảng cho cuộc sống và hiến thân để thực hiện ý tưởng đó. Phải biết ta muốn điều gì trong cuộc sống. Từ đâu ta có thể đạt được điều đó. Có biết bao nhiêu người không hề có lý tưởng để sống, một hướng đi chính xác.

 

Người ta có thể kiềm chế sự phát triển của một đứa trẻ bởi vì đặc tính đứa trẻ là không thể tự thoát khỏi những bản năng nhạy cảm của chúng. Khi đứa bé có một ước muốn, một nhu cầu, nó đòi thoả mãn ngay. Chính vì thế nó muốn gì đó, trẻ sẽ la hét và khóc để được điều muốn mới thôi. Người lớn không tự làm chủ được những đam mê, bỏ những ham muốn không chính đáng, nhất thời thì đã tự biến mình thành một đứa trẻ.

 

Dạy con là một nghệ thuật

 

Nếu mọi người chúng ta đều chấp nhận sự cực nhọc để tự giáo dục mình, để làm tự chủ mình. Đó chính là cái giá mà chúng ta phải trả để chúng ta đạt đến một mức độ của một con người chân chính. Cũng như một thân cây không thể nào mọc lên trong một ngày. Chúng ta cần một đời người để rèn luyện thành một con người. Phải biết chờ đợi, kiên nhẫn, chịu đau khổ để tự làm chủ lấy bản thân, nuôi dưỡng ngọn lửa yêu thương. Chính những điều ấy giử lại tuổi trẻ và sinh lực…

 

Dạy con ở hải ngoại là một nghệ thuật nhân bản tuyệt vời và phức tạp. Cộng đồng người Việt rất cần từng thành viên nhỏ của mỗi gia đình được êm thắm để cùng nhau phát triển một xã hội lành mạnh, yêu thương và chia sẻ lẫn nhau.

 

Thực tế giáo dục trẻ em là cách tự giáo dục chính mình bằng lời nói, cử chỉ, hành động, sự êm ấm trong gia đình là trên hết. Đứa trẻ học tất cả những gì mà thân bằng quyến thuộc cha mẹ, anh em chúng sinh hoạt hằng ngày mang lại, vì vậy mà bài học cho con em chúng ta là làm sao sống thật tốt đẹp.

 

Trước tiên, vợ chồng phải hòa thuận yêu thương và kính trọng lẫn nhau, lời nói không làm tổn hại mọi người mà biểu hiệu những giá trị đích thực của thông tin, lòng nhân từ độ lượng và phải biết nở nụ cười với con cái để sự cảm thông từ hai phía luôn được hài hòa, thành thật và chia sẻ tất cả những điều sâu kín trong lòng trẻ.