Giúp trẻ đối mặt với stress

09:46, 07/08/2011

Thế giới của trẻ em là một thế giới đầy hạnh phúc, ước mơ, những trò chơi và niềm vui. Nhưng có khi nào bạn nhìn thấy khuôn mặt u sầu hay lo lắng hay sự thay đổi hành vi và thể chất dẫn đến tình trạng bệnh tâm lý ở con mình? Hóa ra, điều kiện cả ở nhà và ở trường với sức ép học tập và sức ép xã hội có thể khiến con bạn bị căng thẳng.

Mức độ căng thẳng ở trẻ thường khác nhau, và phụ thuộc vào đặc tính môi trường, gia đình và trường học, tình huống và phương tiện học tập cả ở nhà, ở trường...

 

 

Có nhiều biện pháp để giúp trẻ vượt qua stress nhưng thời gian tiến hành càng sớm càng tốt 

 

Nhìn chung, các triệu chứng hay dấu hiệu xuất hiện sự căng thẳng ở trẻ có thể được phân thành nhiều loại:

 

a) Các triệu chứng thể chất: chẳng hạn như đái dầm, mất ngủ, giảm sự thèm ăn, nói lắp, đau bụng, đau đầu, gặp ác mộng…

 

b) Các triệu chứng cảm xúc: tâm trạng chán nản, không muốn tham gia các hoạt động ở nhà và ở trường, tức giận, sợ hãi, khóc, nói dối, đối xử thô lỗ với người xung quanh, có hành vi nổi loạn, phản ứng thái quá với các vấn đề nhỏ, và những thay đổi quá rõ ràng trong thành tích học tập;

 

c) Các triệu chứng về nhận thức: không có khả năng tập trung hoàn thành việc học ở trường, thích được một mình trong một thời gian dài;

 

d) Triệu chứng về hành vi: không có khả năng kiểm soát cảm xúc, thái độ hung bạo và cứng đầu, và thay đổi hành vi ngắn hạn như tính khí thất thường và thay đổi trong giấc ngủ, xuất hiện những thói quen mới như mút ngón tay cái, quấn tóc, hoặc ngoáy mũi, đôi khi thậm chí là có ý định tự tử…

 

Đề phòng và kiểm soát căng thẳng ở trẻ em

 

Cha mẹ có thể giúp con trẻ đối phó với căng thẳng. Chiến lược kiểm soát căng thẳng phải được dựa trên mức độ phát triển của trẻ bởi vì điều này rất liên quan đến khả năng trẻ hiểu tình trạng của trẻ và làm theo các chiến lược của bố mẹ.

 

Có một số phương pháp để khắc phục những căng thẳng ở trẻ em.

 

1. Nghỉ ngơi và tiêu thụ đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết

 

2. Dành thời gian chất lượng với trẻ mỗi ngày. Hãy để trẻ em thổ lộ rắc rối và ghi lại. Nói chuyện tâm tình với trẻ về những vấn đề trẻ vấp phải đối mặt và tìm cách giải quyết vấn đề cho trẻ. Dạy cho trẻ chiến lược kiểm soát căng thẳng với các tình huống khác nhau. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy rằng chúng rất có ý nghĩa đối với cha mẹ.

 

 

Dành thời gian có chất lượng mỗi ngày bên trẻ để giúp trẻ vượt qua rắc rối 

 

3. Trước một sự kiện hiển nhiên trong gia đình, trẻ có thể bị căng thẳng, do đó phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ tâm lý về những điều sẽ xảy ra trong gia đình. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng căng thẳng của con.

 

4. Cung cấp môi trường hỗ trợ cho trẻ, nơi trẻ có thể chơi hay thể hiện tài năng nghệ thuật của con.

 

5. Giúp đỡ con trẻ xác định chiến lược đối phó với sự căng thẳng trong các tình huống khác nhau (ví dụ như giúp đỡ nếu một người nào đó trêu chọc hoặc gây khó chịu đối với trẻ). Cha mẹ có thể giúp trẻ nhìn nhận vấn đề và thể hiện cảm xúc của mình một cách thích hợp.

 

6. Dạy kỹ thuật thư giãn cho trẻ. Đưa ra các gợi ý như: "hít thở sâu", "đếm", "kéo căng cơ bắp", "chơi một cái gì đó", "nhảy múa" hay "tưởng tượng những điểm du lịch ưa thích của trẻ ".

 

7. Kỹ năng tự nói chuyện như "Tôi sẽ cố gắng", “tôi nghĩ tôi có thể làm điều đó", điều này sẽ giúp trẻ em kiểm soát căng thẳng.

 

8. Đừng bắt trẻ phải giải quyết các vấn đề quá phức tạp. Nhưng nên nói cho con biết mục đích của cuộc sống gia đình và thảo luận về những khó khăn mà bố mẹ và cả gia đình phải vượt qua với một thái độ dễ chịu.

 

9. Hãy khen ngợi con khi chúng làm những điều tốt và đừng quên ôm và hôn con.

 

10. Sử dụng khả năng hài hước như là một biện pháp hỗ trợ để chống lại những cảm xúc và tình huống không tốt.

 

11. Hãy làm gương để trẻ bắt chước các hành vi tốt của cha mẹ. Chỉ cho trẻ những kỹ năng để tự kiểm soát bản thân và kỹ năng để kiểm soát căng thẳng.

 

12. Tìm một người bạn hoặc nhân viên tư vấn chuyên nghiệp để giúp bạn khi vấn đề của trẻ nằm ngoài khả năng xử lý của bạn.