I. Tên gọi và chủ đề cuộc thi
- Tên gọi: Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào học tập tại Việt Nam năm 2019”
- Chủ đề chung của cuộc thi: Việt Nam – đất nước tôi yêu
II. Đối tượng, nội dung, hình thức thi
1. Đối tượng
- Lưu học sinh (LHS) Lào đang học chương trình đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh và dự bị tiếng Việt tại các học viện/trường đại học, cao đẳng, trung cấp (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục) tại Việt Nam.
- Mỗi cơ sở giáo dục chọn cử 01 thí sinh tham gia dự thi (có thể có 1 - 2 thí sinh dự bị). Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức thi vòng loại tại cơ sở để chọn ra thí sinh.
2. Nội dung
- Hùng biện theo chủ đề chung: Việt Nam - đất nước tôi yêu.
- Các nội dung cụ thể:
+ Ca ngợi truyền thống, lịch sử, văn hóa… của Việt Nam
+ Cảm nhận về con người Việt Nam
+ Cảm nhận về thiên nhiên, danh lam thắng cảnh Việt Nam
+ Kinh nghiệm học tiếng Việt
+ Kỷ niệm của bản thân khi học tập và sinh sống tại Việt Nam
3. Hình thức thi
3.1. Quy định chung
- Ngôn ngữ sử dụng trong cuộc thi: Tiếng Việt.
- Thời gian tối đa cho mỗi bài thi hùng biện của 1 thí sinh là 7 phút.
- Thí sinh trình bày trực tiếp bài thi hùng biện của mình; không sử dụng tài liệu đã chuẩn bị sẵn; có thể kết hợp các hình thức phụ họa.
- Các thí sinh sự thi nộp bài hùng biện của mình trước khi trình bày bài thi.
- Đối với vòng chung kết: Sau phần trình bày chính, thí sinh trả lời 01 câu hỏi phụ của Ban Giám khảo xoay quanh chủ đề hùng biện vừa trình bảy, thời gian tối đa trong vòng 01 phút.
- Kết quả các bài thi do Ban Giám khảo chấm trực tiếp tại chỗ, sẽ được thông báo vào cuối buổi thi cùng với lễ công bố kết quả và trao giải.
- Trưởng các đoàn của các cơ sở giáo dục có thí sinh dự thi chủ động quản lý sinh viên tham gia nghiêm túc, cổ vũ nhiệt tình với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, đồng thời nhiệt tình tham gia phần giao lưu dành cho khán giả để cuộc thi thêm phần sôi động, hấp dẫn.
3.2. Vòng sơ khảo
3.2.1. Vòng sơ khảo tổ chức tại 3 cụm thi: miền Bắc (tại Hà Nội), miền Trung (tại TP. Huế), miền Nam (tại TP. Hồ Chí Minh) với hình thức thi giống nhau. Danh sách các cơ sở giáo dục thuộc từng cụm tại các Phụ lục kèm theo.
- Kết thúc vòng sơ khảo, các cụm thi chọn ra 12 thí sinh tham dự cuộc thi chung kết cụ thể như sau: miền Bắc 6 thí sinh, miền Trung 3 thí sinh, miền Nam 3 thí sinh.
3.2.2. Hình thức thi
- Ban tổ chức tập trung các thí sinh theo danh sách đã đăng ký.
- Các thí sinh có mặt tại điểm thi, xuất trình hộ chiếu (Đơn vị nào có thay đổi về thí sinh dự thi đề nghị thông báo với Ban tổ chức trước ngày thi 03 ngày).
- Các thí sinh bốc thăm thứ tự dự thi.
- Từng thí sinh trình bày bài thi của mình.
- Sau khi thi xong, đội thi trở về chỗ ngồi để xem và cổ vũ cho các thí sinh khác.
- Cuối buổi thi, Ban tổ chức tổng kết, công bố kết quả, trao cờ lưu niệm, giải thưởng cuộc thi.
- Ban tổ chức cụm thi thông báo danh sách các thí sinh được chọn vào cuộc thi chung kết cho Ban tổ chức Cuộc thi.
3.3. Cuộc thi chung kết
- 12 thí sinh được các cụm thi chọn ra từ vòng sơ khảo tập trung đúng giờ tại điểm thi.
- Tổ chức cho các thí sinh bốc thăm thứ tự dự thi và bốc thăm chủ đề hùng biện.
- Trước mỗi bài thi, MC chương trình giới thiệu về thí sinh, đồng thời trên màn hình lớn chiếu hình ảnh giới thiệu về cơ sở giáo dục chủ quản của thí sinh trong vòng tối đa 01 phút (các thí sinh dự thi gửi video giới thiệu về cơ sở giáo dục và bản thân trước ngày thi 07 ngày để Ban tổ chức duyệt).
- Từng thí sinh lên sân khấu trình bày bài thi hùng biện của mình trong vòng tối đa 07 phút.
- Sau phần trình bày chính, thí sinh trả lời 01 câu hỏi phụ của Ban Giám khảo xoay quanh chủ đề hùng biện vừa trình bảy, thời gian tối đa trong vòng 01 phút.
- Sau khi thi xong, thí sinh trở về chỗ ngồi để xem và cổ vũ cho các thí sinh khác.
- Sau bài thi của các thí sinh, Ban giám khảo làm việc, công bố kết quả và tổ chức tổng kết, trao cờ lưu niệm, giải thưởng cuộc thi.
III. Thời gian, địa điểm tổ chức các vòng thi và cách thức đăng ký
1. Thời gian, địa điểm tổ chức các vòng thi
1.1. Vòng thi sơ khảo
1.1.1. Cụm miền Bắc
- Thời gian: ngày 11 tháng 10 năm 2019
- Địa điểm: Trường Đại học Thủy Lợi
1.1.2. Cụm miền Trung
- Thời gian: ngày 18 tháng 10 năm 2019
- Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
1.1.3. Cụm miền Nam
- Thời gian: ngày 25 tháng 10 năm 2019
- Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
1.2. Cuộc thi chung kết
- Thời gian: ngày 08 tháng 11 năm 2019
- Địa điểm: Đại học Thái Nguyên
2. Cách thức đăng ký
Các cơ sở giáo dục gửi danh sách thí sinh đăng ký tham gia vòng thi sơ khảo theo mẫu đính kèm về Ban tổ chức theo địa chỉ sau:
Phùng Thị Hồng Vân, Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Điện thoại: 0983428991, email: pthvan@moet.gov.vn.
IV. Cơ cấu đánh giá các bài thi
1. Các thành viên Ban Giám khảo chấm điểm độc lập đối với mỗi bài thi. Điểm của thí sinh sẽ là điểm trung bình cộng của Ban Giám khảo đối với bài thi của thí sinh.
Ban giám khảo là những người có chuyên môn (ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam), có kinh nghiệm giảng dạy lưu học sinh, có sự hiểu biết nhất định về văn hóa của người Lào… như:
- Giảng viên dạy tiếng Việt có kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, văn học, nghệ thuật…
- Nhà báo thông hiểu về các lĩnh vực đời sống, xã hội…
- Giảng viên về lĩnh vực Việt Nam học, khu vực học…
- Thành viên Hội Hữu nghị Việt - Lào
- Đoàn Thanh niên…
2. Các bài thi được chấm theo thang điểm 100, điểm lẻ đến 01 điểm. Tiêu chí chấm điểm cụ thể như sau:
2.1. Cấu trúc (20 điểm): Cấu trúc rõ ràng, có phần đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. Phần giải quyết vấn đề được cụ thể hóa theo từng luận điểm rõ ràng, phát triển theo trật tự logic. Sử dụng nhuần nhuyễn các từ/cụm từ nối nhằm liên kết chặt chẽ bài hùng biện cả về ý tưởng và ngôn ngữ.
2.2. Nội dung (30 điểm): Nội dung thể hiện rõ mục đích, quan điểm của người trình bày; có ý nghĩa, bám sát chủ đề, nêu bật được cảm xúc, suy nghĩ của lưu học sinh Lào đối với đất nước, con người Việt Nam. Thể hiện được ý tưởng sáng tạo khi tiếp cận chủ đề hùng biện.
2.3. Năng lực ngôn ngữ (30 điểm – Riêng vòng chung kết phần này tính 20 điểm): Năng lực ngôn ngữ nhuần nhuyễn, đảm bảo độ chính xác cao về từ vựng, ngữ pháp; thể hiện được vốn từ phong phú, đa dạng và khả năng sử dụng phù hợp.
2.4. Năng lực trình bày (20 điểm): Thể hiện khả năng tương tác, thu hút và thuyết phục người nghe; sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp; ngữ điệu phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng ngôn ngữ trôi chảy với âm lượng và tốc độ phù hợp.
2.5. Trả lời câu hỏi của Ban tổ chức (10 điểm – Áp dụng đối với vòng chung kết): Phản ứng câu hỏi nhanh, thông minh, dí dỏm; thể hiện quan điểm rõ ràng, mạch lạc; thẳng thắn; ý tưởng, dẫn chứng thuyết phục, rõ ràng, cụ thể. Thời gian chuẩn bị 01 phút. Thời gian trả lời tối đa 01 phút.
Mỗi phần thi của thí sinh nếu vượt quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm, cứ 30 giây bị trừ 02 điểm.
V. Cơ cấu giải thưởng
1. Giải thưởng của Vòng thi sơ khảo
1.1. Cụm miền Bắc
- 02 giải Nhất: mỗi giải 7.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen;
- 04 giải Nhì: mỗi giải 5.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen;
- 06 giải Ba: mỗi giải 3.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen.
1.2. Cụm miền Trung
- 01 giải Nhất: 7.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen;
- 02 giải Nhì: mỗi giải 5.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen;
- 03 giải Ba: mỗi giải 3.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen.
1.3. Cụm miền Nam
- 01 giải Nhất: 7.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen;
- 02 giải Nhì: mỗi giải 5.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen;
- 03 giải Ba: mỗi giải 3.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen;
* Các thí sinh đạt giải Nhất và Nhì của các cụm được chọn tham gia cuộc thi chung kết (có 12 thí sinh được lựa chọn để tham gia thi chung kết).
2. Giải thưởng cuộc thi chung kết toàn quốc:
Tổng cộng có 12 giải, gồm: 01 giải đặt biệt, 01 giải nhất, 03 giải nhì, 7 giải ba và một số giải phụ khác.
- Giải đặc biệt: 20.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen;
- Giải nhất: 15.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen;
- Giải nhì: 10.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen;
- Giải ba: 5.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen.
- Giải phụ: 1.000.000 đồng + cờ lưu niệm, giấy khen.
VI. Thông tin liên hệ
Thường trực Ban tổ chức Cuộc thi: Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đ/c Phùng Thị Hồng Vân, điện thoại: 0983428991, email: pthvan@moet.gov.vn hoặc đ/c Nguyễn Hồng Luyên, điện thoại: 0913566798, email: nhluyen@moet.gov.vn.
Trên đây là Thể lệ Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam” năm 2019.
Trong quá trình tổ chức, Thể lệ Cuộc thi có thể được điều chỉnh, bổ sung từ Ban tổ chức để phù hợp với thực tiễn và thông báo kịp thời đến các thí sinh.