Tình yêu thương ở ngôi trường đặc biệt

Thu Nga - Lăng Khoa 16:40, 06/03/2023

Tại những lớp học đặc biệt của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên, các giáo viên không quá áp lực về dạy kiến thức mà chủ yếu giáo dục kỹ năng sống, tình yêu thương để các em dễ dàng hòa nhập với xã hội. Năm học 2022-2023, Trung tâm tiếp nhận nuôi dạy, chăm sóc gần 280 học sinh với 19 lớp thuộc 3 cấp học mầm non, tiểu học, THCS. Các em là trẻ khuyết tật ở các dạng: Chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, đa tật, khiếm thị, khiếm thính…

 
 
Nhà trường phân theo lớp ghép nhiều trình độ để giảng dạy từ mầm non, tiểu học đến THCS.
Nhà trường phân theo lớp ghép nhiều trình độ để giảng dạy từ mầm non, tiểu học đến THCS.
 
 
Mỗi lớp có từ 8 - 10 học sinh để giáo viên dễ dàng dạy kiến thức và trông coi, quản lý.
Mỗi lớp có từ 8 - 10 học sinh để giáo viên dễ dàng dạy kiến thức và trông coi, quản lý.
Sau những giờ học văn hóa, các em học sinh được tham gia học nghề phù hợp với thể trạng, sức khỏe của mình, như may công nghiệp, thêu zen, tin học…
Sau những giờ học văn hóa, các em học sinh được tham gia học nghề phù hợp với thể trạng, sức khỏe của mình, như may công nghiệp, thêu zen, tin học…
Các em cũng được học chơi Cờ vua. 
Các em cũng được học chơi Cờ vua. 
Giờ ăn trưa của học sinh.
Giờ ăn trưa của học sinh.
 
 
Tiết thể dục giữa giờ của cô và trò Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên.
Tiết thể dục giữa giờ của cô và trò Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên.
Mặc dù ít học sinh nhưng giáo viên Trung tâm lại rất vất vả. Bởi mỗi em một tính cách nên đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, thấu hiểu. Các cô giáo ở đây luôn xem học trò như con, dành trọn tình thương cho các em.
Mặc dù ít học sinh nhưng giáo viên Trung tâm lại rất vất vả. Bởi mỗi em một tính cách nên đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, thấu hiểu. Các cô giáo ở đây luôn xem học trò như con, dành trọn tình thương cho các em.