Từ một cậu bé mù, qua nhiều nỗ lực phấn đấu, Trịnh Quốc Thái đã là Ủy viên thư ký Hội Người mù Thái Nguyên với mong ước: Những người mù trong tỉnh sẽ được học chữ, học văn hóa, học nghề để có việc làm…
Trịnh Quốc Thái, sinh năm 1961 là con một gia đình mẹ là công nhân Mỏ sắt Trại Cau (Đồng Hỷ). Những năm cấp I và cấp II Thái học khá giỏi luôn được thầy yêu, bạn mến. Nhưng năm 1977, khi bước vào học lớp đầu tiên của cấp III (nay là THPT), trong một buổi chơi bóng đá, một cú sút mạnh của bạn, quả bóng trúng vào mắt Thái, về nhà mắt đau, gia đình cho đi điều trị, nhưng mắt Thái lại có bệnh lý khác nên thị lực của giảm dần, mặc dù đã đi nhiều bệnh viện chữa chạy nhưng vẫn không có kết quả, cuối năm 1977 đôi mắt của Thái bị hỏng vĩnh viễn.
Không có khả năng đi học cùng các bạn, Thái ở nhà không chịu ngồi yên, Thái giúp mẹ thái rau, thái chuối chăn lợn và mẹ em lại hướng dẫn em xay đỗ làm đậu và làm giá đỗ. Bình quân mỗi ngày em xay hơn 30 kg đỗ để làm đậu. Đỗ và đậu nhà em làm có chất lượng nên bán được giá, do vậy đời sống kinh tế của gia đình em cũng bớt đi những khó khăn của thời bao cấp.
Mắt không nhìn thấy gì nhưng hàng ngày Thái vẫn thường xuyên nghe đài và tìm báo nhờ người đọc tin tức cho đỡ buồn. Một hôm thấy trên đài có nói về Hội Người mù Trung ương có nhiều dự án việc làm hay cho người khiếm thị, Thái xin với bố, mẹ cho về Hà Nội tìm hiểu. Thái đã tìm về đến Trung ương Hội Người mù Việt
Khi về quê, biết tỉnh Thái Nguyên chưa có Hội Người mù, Thái đã nhờ bạn sáng mắt đưa ra tỉnh gặp lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, đề xuất cho thành lập Hội Người mù. Thái đã được các ngành, quan tâm giúp đỡ và đến ngày 19/12/2001 tỉnh cho thành lập Hội Người mù, từ đó Thái gắn bó với tổ chức này
Với sự quyết tâm của mình Thái đã cùng các bác, anh chị trong Hội Người mù tỉnh kiên trì vận động, thuyết phục người khiếm thị tham gia Hội, bản thân Thái đi các huyện bằng xe ôm, nhờ bạn bè sáng mắt đưa đi đến từng hộ có người mù vận động, đến nay đã có hơn 700 hội viên người mù sinh hoạt, thành lập được 4 hội cấp huyện, thành phố và 31 chi hội cơ sở. Thái còn trực tiếp thành lập và tham gia Trung tâm chăm sóc sức khỏe của người mù; tham gia cùng với Hội tín chấp cho hơn 300 hội viên vay vốn sản xuất, tạo việc làm trị giá gần 1 tỷ đồng; mở được 6 lớp chữ nổi Brai cho 115 học viên.
Gặp Thái ở Văn phòng làm việc của Hội, tôi hỏi:
- Thái sử dụng máy vi tính như thế nào?
Ngừng đánh máy Thái cho biết:
- Học máy vi tính văn phòng, nên tôi đã biết đánh máy, có thể sử dụng mạng Internet. Ngoài ra tôi đang lập trình hệ dành riêng cho người mù để tiện sử dụng. Tự thiết lập hệ thống âm thanh để nghe và xử lý máy cho phù hợp.
Nhìn bàn tay sử dụng bàn phím nhanh, mắt không nhìn vào màn hình (vì màn hình tối đen), nhưng đôi tai thính, Thái nghe từng dự lệnh trên máy để xử lý văn bản. chúng tôi thật sự khâm phục tài năng của Thái.
Từ một cậu bé mù, qua nhiều nỗ lực phấn đấu, Trịnh Quốc Thái đã là ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Thư ký Hội Người Mù Thái Nguyên với mong muốn giản dị: Những người mù trong tỉnh sẽ được học chữ, học văn hóa, học nghề để có việc làm…