Đó là lời đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai Luật Tiếp công dân và các văn bản pháp luật liên quan được tổ chức ngày 30-9 tại Hội trường UBND tỉnh. Đây là Bộ luật quan trọng, ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với người dân. Do vậy, UBND tỉnh đã triệu tập đại diện tất cả các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền 9 huyện, thành, thị trong tỉnh; báo cáo viên pháp luật của tỉnh; cán bộ, chuyên viên của cơ quan tiếp dân để quán triệt nội dung Luật Tiếp công dân.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe chuyên gia pháp luật của Thanh tra Chính phủ giới thiệu những nội dung chính của Luật Tiếp công dân; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật này. Luật Tiếp công dân gồm 9 chương, 36 điều (được Quốc hội thông qua ngày 25-11-2013) quy định chi tiết quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước các cấp trong việc đón tiếp công dân để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo; những kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện những nội dung trên đúng theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, Luật Tiếp công dân cũng quy định đầy đủ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trọng việc khiếu nại, tố cáo; kiến nghị, phản ánh các vấn đề, vụ việc; những hành vi nghiêm cấm; nơi tiếp công dân; cơ chế chính sách dành cho cán bộ làm công tác tiếp dân; nguồn lực của Nhà nước dành cho công tác tiếp công dân... Hành lang pháp lý quy định tại Luật Tiếp công dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Nhà nước các cấp khi tiếp công dân và tạo điều kiện để người dân giám sát việc thực thi pháp luật của công chức, viên chức. Sau Hội nghị này, các cấp, ngành trong tỉnh sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ mà Luật Tiếp công dân đã quy định để quán triệt, triển khai tới cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.