Góp ý cho Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh

15:43, 12/01/2017

Sáng 12-1, đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị góp ý Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn ngốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các Công ty nông nghiêp, Công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ - CP, Ban Quản lý rừng, Vườn Quốc gia và các tổ chức sự nghiệp khác, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh. Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương liên quan.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường đã trình bày tóm tắt nội dung của Đề án và thực trạng quản lý đất hiện nay của các nông, lâm trường. Theo đó, diện tích đất do các nông, nông lầm trường quốc doanh quản lý là trên 56 nghìn héc ta. Trong đó, đất rừng sản xuất là là gần 1.250ha; hơn 40.000ha ta đất rừng đặc dụng; hơn 12.000ha đất rừng phòng hộ và gần 2.000ha đất sản xuất nông nghiệp…

 

Tuy nhiên, thực trạng quản lý đất được giao ở một số Công ty nông, lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, kém hiệu quả. Nhiều diện tích đất đã được giao cho người dân nhưng việc xác định mốc ranh giới không rõ nên xảy ra tranh chấp, vì vậy, gây khó khăn trong quản lý Nhà nước về đất đai… Sau khi nghiên cứu Đề án, các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung trên. Đồng thời đưa ra một số ý kiến đóng góp để bổ sung vào Đề án, như: Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc là đơn vị sự nghiệp, nên sau khi thực hiện Đề án thì không thể đóng tiền thuê đất; nguồn kinh phí để thực hiện lấy từ nguồn nào; lộ trình thực hiện, mục tiêu từng năm phải cụ thể để các cơ quan, đơn vị thống nhất thực hiện.

 

Kết luật Hội nghị, đồng chí Nhữ Văn Tâm nhấn mạnh: Việc thực hiện Đề án trên là cần thiết để quản lý tốt hơn đất đai trên địa bàn tỉnh; nội dung của Đề án phải có kết cấu từ thực trạng, căn cứ pháp lý đến mục tiêu phải cụ thể, cần chi tiết hơn; Đề án được phê duyệt phải có tính khả thi cao, sát với thực tế; các địa phương, đơn vị liên quan cần phối hợp giải quyết các vướng mắc ngay từ cơ sở…