Ngày 22-7, tại 2 cuộc hội thảo ở TPHCM về quy hoạch thuỷ lợi ĐBSCL và củng cố nâng cấp đê biển, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) Cao Đức Phát đã công bố cảnh báo của Liên Hợp Quốc như vậy đối với Việt Nam, 1/5 dân số chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi nước biển dâng...
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát Phát, Liên Hợp Quốc cảnh báo, nếu mực nước biển tăng thêm 1m thì Việt Nam sẽ đối mặt với mức thiệt hại lên tới 17 tỉ USD/năm; 1/5 dân số mất nhà cửa; 12,3% diện tích đất trồng trọt biến mất; 40.000km2 diện tích đồng bằng, 17km2 bờ biển ở khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkông sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ không thể dự đoán.
Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam còn dẫn đánh giá gần đây của Ngân hàng Thế giới cho hay, nếu nước biển dâng lên 1m, tổn thất GDP khoảng 10%, dâng 3m tổn thất lên đến 25%. Trong khoảng 50 năm qua, ở Việt Nam, nước biển đã dâng lên 20cm, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70độ C. "Vì vậy, Bộ NNPTNT phải nhanh chóng hoàn thiện dự án để trình Chính phủ xem xét phê duyệt triển khai việc xây dựng đê biển" - ông Phát nói.
Theo báo cáo của Viện Khoa học thuỷ lợi Miền Nam, dự án nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông của 15 tỉnh, thành phố từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, tổng chiều dài gần 900km. Bởi thực trạng hệ thống đê hiện nay khó bảo toàn tài sản, tính mạng dân - nhất là trong trường hợp triều dâng, gió bão, nước biển dâng.
Cụ thể, từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa-Vũng Tàu có tới 219/309km đê thường bị sạt lở, không có rừng phòng hộ. Đoạn từ TPHCM đến mũi Cà Mau dài hơn 327km, nhiều đoạn đã bị hư hỏng nặng. Đoạn từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên có 260km, dù có rừng phòng hộ nhưng bị lún nhiều.
Tính toán của Viện Khoa học thuỷ lợi miền