Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ mắc lao nhiều nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương (sau Trung Quốc và Philippin), và xếp thứ 12 trong tốp 22 nước trên thế giới có độ lưu hành bệnh lao cao (TCYTTG.2008). Ước tính cả nước mỗi năm có khoảng 145.000 người mắc lao và khoảng 20.000 người chết do lao.
Cho dù đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác chống lao, nhưng bệnh lao vẫn đang là gánh nặng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Tỷ lệ mắc và chết do bệnh lao hiện nay vẫn cao nhất so với tất cả các bệnh nhiễm trùng. Thế giới mỗi năm có khoảng 9 triệu người mắc lao mới và khoảng 2 triệu người chết do lao.
Điều nguy hiểm là bệnh lao lây theo đường thở, vi trùng lao lưu hành trong không khí do những người mắc lao phổi thải ra, bất kỳ ai vô tình hít phải đều có thể bị nhiễm lao. Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) đã cảnh báo rằng: “Đối với bệnh lao không ai có thể an toàn, trừ khi môi trường không khí an toàn”. Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ mắc lao nhiều nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương (sau Trung Quốc và Philippin), và xếp thứ 12 trong tốp 22 nước trên thế giới có độ lưu hành bệnh lao cao (TCYTTG.2008). Ước tính cả nước mỗi năm có khoảng 145.000 người mắc lao và khoảng 20.000 người chết do lao. Đặc biệt do sự đồng nhiễm cao và HIV tăng dẫn đến bệnh lao xuất hiện ở giới trẻ có xu hướng tăng cao (kết quả điều tra của Chương trình chống lao Quốc gia năm 2008 cho) thấy tỷ lệ mắc lao mới ở lứa tuổi 15-24 đã tăng từ 29,5 ca tính trên 100.000 dân năm 2000 lên 37,5 ca/100.000 dân năm 2008). Tại tỉnh Thái Nguyên, hầu hết các xã, phường trên địa bàn tỉnh đều có người mắc lao, ước tính có gần 1.500 ca lao mới mỗi năm. Số lao có đồng nhiễm HIV quản lý, điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi hiện nay là 8%.
Công tác chống lao ở Việt Nam những năm gần đây đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, mạng lưới chống lao đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn ngành y tế. Đường hướng của chương trình chống lao (CTCL) là hoạt động lồng ghép trong hệ thống y tế chung.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh được triển khai, thực hiện sớm CTCL Quốc gia. Đặc biệt những năm gần đây đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh, huyện, xã, phường cam kết ủng hộ, sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế và CTCL Quốc gia, sự hợp tác giúp đỡ của các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị, xã hội…
Chương trình đã hoạt động đạt kết quả đáng khích lệ. Đến nay, mạng lưới chống lao của tỉnh đã được kiện toàn từ tỉnh đến cấp xã, phường. Cơ quan chuyên môn trực tiếp chỉ đạo và thực hiện chương trình ở tỉnh là Bệnh viện Lao và Bệnh phổi - Trạm chống lao. Hàng năm đã phát hiện được từ 1.200-1.300 bệnh nhân lao để thu nhận điều trị. Triển khai thực hiện tương đối tốt chương trình DOTS (Điều trị bằng hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp) theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới.
Tuy vậy chương trình chống lao đang phải đối mặt với những thách thức lớn: Trong khi chưa có dấu hiệu thuyên giảm về tình hình mắc lao thì tỷ lệ xuất hiện bệnh nhân lao kháng thuốc lại tăng lên. Theo báo cáo của CTCL Quốc gia năm 2008, tỷ lệ kháng thuốc chung ở Việt Nam là 32,5% trong đó kháng chiến loại thuốc là 2,8%. Đồng thời tỷ lệ bệnh nhân lao có HIV cũng ngày càng gia tăng (hơn 5%) việc điều trị của những bênh nhân này khó khăn hơn (khó quản lý, bệnh nhân thiếu hợp tác điều trị…).
Các báo cáo của CTCL Quốc gia năm 2008 cho thấy cứ 10 bệnh nhân lao thì có 4 bệnh nhân không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng tại cơ sở chống lao, hơn 30% số bệnh nhân co dấu hiệu ho khạc đến các cơ sở y tế nhưng chưa được giới thiệu đúng các phòng khám lao, trong khi khả năng và các thiết bị xét nghiệm chẩn đoán lao ở các phòng khám đa khoa và tuyến cơ sở còn chưa đồng bộ.
Vấn đề phát hiện bệnh nhân lao ở tuyến cơ sở còn thấp (chỉ đạt 55%), do chỉ dựa vào dấu hiệu ho khạc và xét nghiệm đờm trực tiếp, chưa có khả năng làm các xét nghiệm hỗ trợ khác phục vụ cho chẩn đoán. Mặt khác do thay đổi cơ cấu tổ chức y tế cơ sở, hoạt động chống lao và một số chương trình khác trực thuộc TTYT huyện, trong khi theo thói quen người dân khi ốm chỉ biết đến Bệnh viện chứ không biết đến TTYT, thậm chí một số bệnh nhân lao đến các phòng khám tư nhân chưa được thống kê đầy đủ. Vì vậy nếu không phối hợp tốt trong hệ thống y tế, một số bệnh nhân lao sẽ bị bỏ sót và khi đến đúng cơ sở chống lao bệnh đã quá nặng, khó điều trị.
Năm 2009 do thiếu hụt nguồn kinh phí được tài trợ từ nước ngoài, Chính phủ chưa được bổ sung kinh phí cho CTCL để chi cho hoạt động chống lao theo Thông tư 147 nên nếu không có hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương sẽ ảnh hưởng đến công tác phát hiện và quản lý điều trị lao tại cộng đồng.
Tất cả các yếu tố trên nếu không được khắc phục sẽ làm hạn chế công tác phòng chống lao, tạo thành vòng soắn càng làm gia tăng các chủng lao kháng thuốc và trong tương lai sẽ có nhiều người nhiễm vi khuẩn này lại mắc lao kháng thuốc, trong khi cúng ta đang thiếu những phương tiện chuẩn đoán lao sớm, chuẩn đoán lao kháng thuốc và các loại thuốc chữa lao thế hệ mới còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và rất đắt tiền.
Ngày thế giới chống lao 24-3 năm nay với chủ đề: “Phòng chống bệnh lao bằng sức mạnh của Hệ thống y tế cơ sở”. Chủ đề này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng củ hệ thống y tế từ cấp trung ương đến xã, phường trong hoạt động phòng chống lao, cần liên kết chặt chẽ giữa CTCL với các cơ sở y tế công, tư, khuyến khích gửi bệnh nhân có dấu hiệu ho khạc đến các phòng khám lao để chẩn đoán, loại trừ bệnh lao trước khi điều trị kháng sinh thông thường. Đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lao có hiệu quả theo đúng chiến lược DOTS.