Chiều 5/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã chủ trì cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người tại Hà Nội. Vấn đề "nóng" được đề cập tới trong cuộc họp này chính là sinh phẩm chẩn đoán cúm A(H1N1) đang cạn dần.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Lượng sinh phẩm chẩn đoán cúm A(H1N1) cho các Viện tại Hà Nội, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh... còn rất ít, có thể chỉ đủ dùng trong tuần tới.
Tổ chức Y tế thế giới đã hỗ trợ Việt Nam 500 bộ thử kiểm tra nhanh phát hiện vi rút cúm A(H1N1) trong vòng 15 phút với độ nhạy lên tới 98,9% nhưng con số này còn khiêm tốn với nhu cầu xét nghiệm đang có xu hướng tăng nhanh ở cả miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị vắc xin dự trữ để tiêm phòng cho nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao như người mắc bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS...), phụ nữ mang thai, người già, trẻ em là rất cần thiết. Số lượng vắc xin cần dự trữ là 5 triệu liều...
Ông Nguyễn Trần Hiển cũng cho biết: Viện liên tục phân lập các chủng vi rút cúm ở Việt
Tại cuộc họp, Viện trưởng Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia Nguyễn Văn Kính cho rằng: Hiện cả nước mới có 24 tỉnh, thành phố có người nhiễm cúm A (H1N1) trong đó 4 tỉnh, thành phố xuất hiện chùm ca dịch thì việc áp dụng điều trị tại nhà theo phác đồ điều trị mới là chưa thích hợp.
Trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm A (H1N1) tử vong ở Khánh Hoà cho thấy nếu không được phát hiện và điều trị bằng Tamiflu kịp thời ngay lúc khởi bệnh thì hiệu quả điều trị sẽ rất thấp, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, với số lượng người nhiễm cúm A (H1N1) khoảng 1.000 người như hiện nay những trường hợp nghi ngờ, có biểu hiện lâm sàng cần đến ngay các bệnh viện để xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Điều trị cúm A (H1N1) bằng Tamiflu chỉ đạt hiệu quả cao nhất trong vòng 48 giờ đồng hồ khi có biểu hiện bệnh.
Việc điều trị tại nhà đối với các trường hợp có diễn biến bệnh nhẹ chỉ nên áp dụng khi dịch bệnh đã lan rộng ra cộng đồng. Hiện nay, mỗi ngày, Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia tiếp nhận 300-350 người đến khám xác định cúm A (H1N1). Trong khi đó, Viện chỉ có 2 máy xét nghiệm chẩn đoán dẫn đến tình trạng quá tải. Vì thế, thời gian tới, Bộ Y tế nên xem xét đến phương án xã hội hoá việc xét nghiệm để giảm bớt gánh nặng cho các bệnh viện...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nhận định: Dịch cúm A(H1N1) ở nước ta vẫn đang diễn biến phức tạp với số lượng người mắc ngày một tăng, số lượng người điều trị trong các cơ sở y tế hiện nay rất đông, đã có người tử vong do dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch cúm có nguy cơ lan rộng trong cộng đồng nếu lơ là, mất cảnh giác.
Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn đề nghị hệ thống giám sát tiếp tục giám sát, phát hiện, cách ly kịp thời các ca bệnh, chùm ca bệnh tại cộng đồng để tránh dịch lây lan rộng. Đồng thời việc điều trị cho bệnh nhân cũng cần rút kinh nghiệm nghiêm túc, tránh để xảy ra thêm trường hợp tử vong.
Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn khẳng định: Việc sử dụng Tamiflu điều trị cho các bệnh nhân cúm A(H1N1) ở Việt
Hiện tại, Cục Khám chữa bệnh và Cục Quân y đã cơ bản hoàn thành dự thảo hướng dẫn về thành lập bệnh viện dã chiến phòng chống dịch cúm A(H1N1) sẽ trình Bộ trưởng Y tế xem xét trong tuần tới.
* Bộ Y tế cho biết: Ngày 5/8, Việt Nam đã ghi nhận thêm 9 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1), trong đó miền Nam 3 ca, miền Bắc 4 ca và miền Trung 2 ca. Như vậy, tính đến 17 giờ ngày 5/8 Việt Nam có 1004 bệnh nhân nhiễm cúm A (H1N1), 1 ca tử vong. Số bệnh nhân đã ra viện là 588 người; 415 trường hợp còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở điều trị, trong tình trạng sức khỏe ổn định, không có biến chứng nặng.Trên thế giới đã ghi nhận 193.574 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) tại 168 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 1.362 trường hợp tử vong.