Hôm nay, Ủy ban tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức 2 đoàn đến Kon Tum và Quảng Ngãi, máy bay trực thăng cũng đã được huy động. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, cứu hộ dân đang bị cô lập bằng mọi giải pháp, kể cả sử dụng hàng không.
Trưa nay, 3 máy bay trực thăng quân đội sẽ trực tiếp cứu hộ, cứu trợ những người dân đang bị cô lập trong mưa lũ tại miền Trung. Từ chiều 29/9, Quân khu 5 cũng đã huy động xuồng cao su đến các vùng ngập nặng.
Trao đổi với các phóng viên, trưa nay, Đại tá Huỳnh Ngọc Tri, Trưởng phòng tác chiến Quân khu 5 cho biết, hơn 500 cán bộ, chiến sĩ cùng với xuồng, cano, máy đẩy đã và đang tiếp cận những điểm ngập sâu, bị cô lập như phía tây của huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ (Đà Nẵng), các huyện thị Thăng Bình, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An, Đại Lộc (Quảng Nam) để tổ chức sơ tán dân.
"Những khu vực trên bị ngập hơn 2 mét, giao thông đường bộ tê liệt. Người dân đang co cụm trong những ngôi nhà cao tầng, nhà văn hóa xã phường. Chúng tôi phải sơ tán dân đến điểm cao hơn, đề phòng lũ lên cao và kéo dài", ông Tri nói.
Tối 29/9, tại cuộc cuộc giao ban trực tuyến với các tỉnh vùng lũ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: "Nhiệm vụ ưu tiên là công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ những người dân đang bị cô lập, bằng mọi giải pháp, kể cả việc sử dụng hàng không".
Lực lượng quân đội sẽ được tăng cường đến Quảng Ngãi, Kon Tum để cứu hộ, cắm biển báo, giám sát ở các điểm giao thông nước chảy xiết, ngập sâu để tránh hậu quả đáng tiếc cho người tham gia giao thông. Ngày 30/9, Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức 2 đoàn đến Kon Tum và Quảng Ngãi hỗ trợ việc cứu hộ, cứu nạn.
Phó thủ tướng cũng đề nghị các tỉnh cảnh giác với tình trạng mưa lũ tiếp tục và kịp thời di dời các hộ bị đe dọa ở ven sông, suối và vùng có khả năng sạt lở.
Cơn bão mạnh nhất trong năm đã để lại hậu quả nặng nề với 38 người chết, 10 người mất tích và 81 người bị thương. Bão đã tan, nhưng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên lại phải đối mặt với lũ lịch sử, có nơi như Quảng Ngãi lũ lớn nhất trong hơn 40 năm.
Dù không phải tâm bão, nhưng với địa hình dốc, mưa to và lũ lớn, Kon Tum có tới 13 người chết, 2 người mất tích. Quảng Ngãi, nơi tâm bão đi qua đã mất 7 sinh mạng và 3 người mất tích. Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão trung ương, trong 170.000 nhà bị hư hỏng thì có gần 6.000 ngôi nhà bị xóa sổ hoàn toàn sau cơn bão. 125.000 nhà bị ngập, tập trung chủ yếu ở Thừa Thiên Huế và Quảng
Mạng lưới giao thông vẫn trong tình trạng tê liệt, bởi hầu khắp tuyến đường đều bị sạt lở và ngập sâu, khiến nhiều khu vực bị cô lập. Quốc lộ 15, quốc lộ 48 có điểm ngập sâu tới 6m. Tuyến đường sắt Bắc -
Sau bão, hàng chục nghìn người dân ở miền Trung và Tây Nguyên trở nên tay trắng, mất kế sinh nhai do 14.000 ha lúa bị ngập sâu, 1.600 ha ao cá, tôm bị ngập và không còn khả năng thu hoạch, 116 tàu thuyền bị chìm lật.
Theo thông báo của cơ quan khí tượng thủy văn, bão tan, nhưng ảnh hưởng hoàn lưu bão, hôm nay Bắc và Trung Trung Bộ, Tây Nguyên còn có mưa to. Khả năng lũ các sông miền Trung và Tây Nguyên còn tiếp tục lên, gây ngập sâu, chia cắt nhiều vùng.