Theo quy định của TCVN, nước mắm có 4 loại, loại đặc biệt có độ đạm là 30 độ, loại thượng hạng 25 độ đạm, loại hạng 1 là 15 độ đạm, còn loại hạng 2 (loại thấp nhất) 10 độ đạm. Theo tiêu chuẩn này, nước mắm Chinsu còn thấp hơn nước mắm hạng 2
Người tiêu dùng tin dùng sản phẩm nước mắm Chinsu vì nghĩ đây là sản phẩm sạch, ngon và rẻ. Tuy nhiên, một số chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất nước mắm, Chinsu đã thu mua nước mắm thải loại của các cơ sở sản xuất nước mắm ở Ninh Thuận, Bình Thuận… để tái sản xuất ra thị trường. Vì thế, độ đạm trong một số loại nước mắm của Chinsu chỉ có 2,5 đến 4 độ đạm, trong khi đó, theo Tiêu chuẩn Việt Nam, nước mắm phải đạt 10 độ đạm trở lên. Phải chăng Chinsu đang lừa dối người tiêu dùng?
Nước mắm sạch Chinsu 2,5 độ đạm
Trước thông tin độ đạm trong nước mắm Chinsu không đạt Tiêu chuẩn Việt Nam, phóng viên VOV đã khảo sát thị trường tại hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Ngô Thị Kim Thọ, Phòng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa) cho biết, khoảng 100 cơ sở sản xuất nước mắm làm từ cá chượp muối trên địa bàn Khánh Hòa hiện nay đều phải đăng ký chất lượng là đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5107/2003. Tuy nhiên, trên địa bàn hiện có sản phẩm nước mắm Chinsu Nam Ngư đệ nhị là không đạt tiêu chuẩn này. Cụ thể, đối với sản phẩm Chinsu Nam Ngư đệ nhị loại 1 lít có giá bán 12.000 đồng trên thị trường, độ đạm được Chinsu công bố trên nhãn sản phẩm: “giá trị dinh dưỡng trong 100ml là 2,5g Protein. Trong sản phẩm Chinsu Nam Ngư đệ nhị loại 900ml, giá trị dinh dưỡng trong 100ml là 1,6g Protein”. Theo bà Ngô Thị Kim Thọ, nếu áp dụng với cách tính độ đạm toàn phần (Nitơ toàn phần theo TCVN 3705-90) lấy Protein chia cho 6,25 thì loại Chinsu 1 lít chỉ đạt 4 độ đạm, loại 900ml chỉ đạt 2,56 độ đạm.
Trong khi đó, theo TCVN 5107/2003, thành phần quan trọng nhất của nước mắm là hàm lượng đạm. Đây là thành phần chủ yếu quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm. Độ đạm là một thành tố tạo nên vị ngọt của nước mắm, độ đạm càng cao thì nước mắm càng thơm ngon.
Theo quy định của TCVN, nước mắm có 4 loại, loại đặc biệt có độ đạm là 30 độ, loại thượng hạng 25 độ đạm, loại hạng 1 là 15 độ đạm, còn loại hạng 2 (loại thấp nhất) 10 độ đạm. Nếu chiểu theo tiêu chuẩn này, nước mắm Chinsu còn thấp hơn nước mắm hạng 2 và rõ ràng là chất lượng không đạt theo TCVN.
Bà Thọ cho biết thêm, bà đã kiểm tra kỹ trên bao bì của Chinsu Nam Ngư đệ nhị loại 1 lít nhưng không tìm thấy chỗ nào trên nhãn ghi sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn nào, ở đâu? Bà Ngô Thị Kim Thọ đã gọi điện cho Sở Y tế Bình Dương để hỏi về vấn đề này thì nhận được câu trả lời, Chinsu công bố chất lượng ở đâu, Sở Y tế cũng không nắm được.
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất nước mắm, trên nhãn của chai nước mắm, độ đạm tổng số bao giờ cũng là chỉ số dễ nhìn thấy nhất. Nhưng nhãn bao bì sản phẩm của Chinsu lại quá bé, không ghi rõ độ đạm. Theo quy định hiện hành, dù độ đạm cao hay thấp thì nhà sản xuất đều phải ghi rõ ràng trên nhãn. Cách ghi nhãn của Chinsu dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Bởi, bản thân người tiêu dùng không phải ai cũng biết cách tính ra độ đạm khi đọc thành phần trên nhãn. Với cách tính độ đạm như trên, chỉ có những chuyên gia trong ngành mới biết, còn đối với người tiêu dùng là quá mập mờ vì nếu có đọc, chưa chắc người dùng đã hiểu chứ chưa nói đến việc tính hàm lượng đạm.
Lâu nay, hầu hết người tiêu dùng Việt
Có hay không việc Chinsu thu mua nước mắm thải loại?
Chủ một doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở Cà Ná, Thuận
Lý giải về điều này, doanh nghiệp này cho hay, nhờ vào chiến dịch quảng cáo, tiếp thị rất chuyên nghiệp nên lượng tiêu thụ sản phẩm của Chinsu rất lớn, cung không đủ cầu. Vì thế, Chinsu đã đổ về những nơi có truyền thống làm nước mắm như: Phan Thiết, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Quốc… để thu mua nước mắm nguyên liệu, sau đó tái sản xuất lại theo công thức riêng, rồi tung ra thị trường dưới thương hiệu của mình.
Ông Đỗ Hữu Việt, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Nha Trang khẳng định, hiện tượng thu mua nước mắm thải loại của Chinsu ở Ninh Thuận là có thật. Nguồn thu mua nước mắm nguyên liệu của Chinsu rất lộn xộn và công ty này thường mua lại nước mắm loại 3, loại 4 mà các doanh nghiệp thải ra không dùng.
Theo cách gọi của các doanh nghiệp chuyên sản xuất mước mắm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, loại nước mắm trên gọi là nước long dưới 10 độ đạm. Ông Việt cho rằng, nước mắm là sản phẩm mang quốc hồn, quốc túy của Việt
“Nước mắm phải đạt 10 độ đạm trở lên mới gọi là nước mắm, còn 4 độ đạm lại quảng cáo là nước mắm sạch theo tôi là không thể chấp nhận được. Người tiêu dùng bỏ tiền ra mua tưởng là sản phẩm rẻ và ngon nhưng lại quá đắt. Thấy sản phẩm được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì người tiêu dùng yên tâm sử dụng mà không hề biết chất lượng thật của sản phẩm. Nước mắm 20 độ đạm hiện trên thị trường chỉ bán với giá 10.000 -15.000 đồng/lít trong đó nước mắm Nam Ngư đệ nhị chỉ có 2,5 - 4 độ đạm lại bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/lít. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đang phải mua sản phẩm này với giá quá đắt”, ông Việt bức xúc nói.
Theo thông tin của chúng tôi nhận được, hiện nay, sản phẩm Chinsu chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Nếu chỉ làm một phép tính nhẩm thì số tiền mà Chinsu đã “móc túi” người tiêu dùng là một con số không hề nhỏ./.