2,5 triệu người chết mỗi năm vì rượu. Đó chính là con số vừa được WHO đưa ra trong một báo cáo gửi 193 quốc gia trên toàn thế giới. Đáng lưu ý là có đến 1/3 trong số này là giới trẻ.
TS Shekhar Saxena - Giám đốc phụ trách về bệnh tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện thuộc WHO, cho biết rượu cồn cũng là nguyên nhân của 9% số ca tử vong ở nhóm đối tượng 1-29 tuổi. Rượu cồn còn là nguyên nhân gây ra 60 loại bệnh và chấn thương.
Theo Saxena, uống rượu có thể gây xơ gan, động kinh, ngộ độc và rối loạn tâm thần, cũng như thường xuyên gây tai nạn giao thông và bạo hành. Nhiều nghiên cứu gần đây thậm chí đã chứng minh có mối liên quan giữa lạm dụng rượu và bệnh ung thư.
Tân Hoa xã cho biết trong vài thập kỷ qua một số nước đã hạn chế việc mua bán rượu và kiểm soát việc uống rượu, song hiệu quả đem lại không cao; ở nhiều nước khác chính sách kiểm soát rượu cồn còn yếu và thiếu.
"Chiến lược toàn cầu giảm tác hại của việc tiêu thụ rượu", được các thành viên của WHO tán thành, đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm giảm tác hại liên quan tới rượu, trong đó có đánh thuế rượu, giảm phân phối rượu, tăng độ tuổi người được phép mua rượu…
Sách cổ ghi chép rằng: “Uống rượu chắc sẽ say, say sẽ làm tổn thương tinh thần, tổn thương ý chí”. Ví dụ như người mắc bệnh cao huyết áp, nếu uống rượu quá lượng sẽ có nguy cơ bị chảy máu não. Vì vậy, uống rượu phải biết chừng mực, thông thường lượng trúng độc cồn là từ 70-80ml. Nếu uống rượu trắng thì một lần không nên vượt quá 50ml, uống bia thì không quá 1 chai.
Uống rượu quá nhiều, độ cồn trong rượu sẽ làm cho biểu bì não ở trong trạng thái tê liệt hoặc quá phấn khích, lúc đó sẽ mất đi kiểm soát ý thức. Người mắc bệnh xơ cứng động mạch dễ thiếu máu não.
Để bụng đói uống rượu, đặc biệt là rượu mạnh sẽ có hại cho bụng, dạ dày và thực quản. Thực nghiệm chứng minh, bụng đói mà vui vẻ uống rượu thì chỉ cần 30 phút, chất cồn sẽ gây hại cho cơ thể ở mức độ cao nhất.
Uống rượu giải sầu hoặc uống rượu để “đấu trí” đều dễ gây ra say rượu, vì vậy trước khi uống rượu chúng ta nên ăn một chút tinh bột, làm cho hoạt lực xúc tác phân giải cồn ở trong cơ thể tăng mạnh, giúp bảo vệ gan.
Thành phần chủ yếu của rượu trắng là cồn, ngoài ra còn có anherit. Uống rượu quá nhiều sẽ gây ra trúng độc rượu. Mặc dù anherit không phải là thành phần chủ yếu của rượu trắng, nhưng gây nguy hại cho cơ thể còn nhiều hơn cả cồn. Tuy nhiên, độ sôi của anherít thấp, chỉ có khoảng 20oC. Vì vậy, chỉ cần làm nóng rượu thì có thể làm cho lượng lớn anherit bốc hơi, như thế sẽ giảm bớt nguy hại cho cơ thể.