Ông Xuân Thủy là nhà báo, nhà thơ, nhà hoạt động chính trị - xã hội - ngoại giao tài giỏi của nước ta nửa sau thế kỷ XX. Là người sáng lập và chỉ đạo hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam. Kể cả các tổ chức tiền thân của Hội.
Giữa tháng 4 -1945, Đại hội báo giới với sự tham gia của hơn 200 nhà báo thuộc nhiều xu hướng chính trị xã hội khác nhau họp tại Hà Nội, quyết định thành lập Đoàn báo chí Việt Nam. Xuân Thủy là người tổ chức và chỉ đạo đại hội này. Thấm nhuần chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ông đề cử nhà báo Nguyễn Tường Phượng (chủ nhiệm Tạp chí Tri tân) giữ chức Chủ tịch Đoàn báo chí Việt Nam còn mình lùi về tuyến sau.
Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Các vị trong Ban Chấp hành Đoàn báo chí tản mát về các địa bàn khác nhau. Năm 1950, tại chiến khu Việt Bắc, nhà báo Xuân Thủy lại đứng ra triệu tập các nhà báo, mở Đại hội thành lập Hội những người viết báo Việt Nam (từ năm 1959 đổi tên thành Hội Nhà báo Việt Nam) ông được bầu làm Chủ tịch. Mặc dù bận nhiều trọng trách ở Ban Thường trực Quốc hội và Mặt trận Liên Việt (Mặt trận Tổ quốc ngày nay) ông chủ trì công việc của Hội Nhà báo suốt hai nhiệm kỳ cho đến tháng 9 -1962.
Nhà Báo Xuân Thủy được bầu làm Phó Chủ tịch Tổ chức Quốc tế các nhà báo OIJ. Ông là người làm báo Việt
Khi báo Cứu Quốc, do ông Bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách thông qua Tổng bộ tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh được chuyển giao cho xứ ủy Bắc kỳ chỉ đạo (1944) các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy hồi ấy là Lê Quang Đạo và Nguyễn Khang đã giao công việc tổ chức, điều hành tờ báo cho ông Xuân Thủy.
Báo Cứu Quốc mang danh nghĩa là cơ quan của Tổng bộ Việt Minh song trên thực tế là tiếng nói của Đảng và của nhân dân ta. Tổng Bí thư Trường Chinh khẳng định: "Anh Xuân Thủy được Đảng phân công trực tiếp phụ trách báo Cứu Quốc.Từ thời kỳ hoạt động bí mật và suốt cả thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thúng ta có báo Cứu quốc Trung ương lại có báo Cứu Quốc địa phương ở khắp các liên khu kháng chiến. Đó là tờ báo hàng ngày của Đảng và nhân dân trong thời kỳ này. Chỉ riêng báo ra đều đặn suốt gần ba nghìn ngày trong điều kiện chiến tranh vô cùng ác liệt, gian khổ, thiếu thốn, cũng có thể nói đó là một kỳ tích của nhân dân ta. Báo Cứu quốc là niềm tự hào chung của báo chí cách mạng nước ta". Theo Nhà báo Nguyễn Thành Lê, người từng nhiều năm làm chủ bút báo Cứu Quốc và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Đại Đoàn Kết thì nhà báo Xuân Thủy là linh hồn của Báo Cứu Quốc. Ông trực tiếp phụ trách tờ báo từ năm 1944 đến năm 1954.
Nhà cách mạng, nhà báo Xuân Thủy ra đời tại xã Xuân Phương ngày 2-9-1912. Ngày 19-6-1985, ông từ trần lúc đang viết dở Lịch sử báo Cứu Quốc. Vậy là ông sẽ không có mặt để chứng kiến sự kiện đầy ý nghĩa mang dấu ấn nhiều công lao của ông đối với nền báo chí cách mạng Việt
Xuân Thủy là một con người nổi tiếng đôn hậu, ý nhị, khiêm nhường mà có nguyên tắc, như thể trời sinh ra ông để làm công tác mặt trận và ngoại giao. Ngay việc hình thành xã Xuân Phương cũng là một minh chứng cho nhân cách của ông. Quê ông vốn tên là xã Phương Canh, làng Canh, một trong bốn xã vùng gần Hà Nội từ xưa được tiếng có nhiều người đỗ đạt.
Chủ tịch Lê Quang Đạo, người bạn, người đồng chí thân thiết của Xuân Thủy, kể lại mẩu hồi ức khoảng đầu năm 1944, ông về làng Canh tìm bắt liên lạc với người đồng chí vừa bị đưa từ Nhà tù Sơn La về quản thúc ở quê, bố trí để ông bí mật rời làng Canh sang một địa điểm ở Bắc Ninh. Tại đây ông được giao nhiệm vụ phụ trách báo Cứu Quốc.
Đồng chí Xuân Thủy là một cán bộ cao cấp của Đảng, nhiều năm làm công tác mặt trận, cũng là một nhà ngoại giao lịch lãm. ông cũng là một nhà báo có uy tín, một nhà thơ được sự mến mộ trong văn giới. Ông làm thơ không ít nhưng chỉ chọn in một tập năm 1987 tại Nhà xuất bản Văn học. Nhưng đây là tập thơ khá tiêu biểu, còn để lại dư âm trong lòng người đọc lâu dài.
Cuộc sống của các “chính trị phạm" trong các nhà tù đế quốc dã man đến cực độ đã được thơ ghi lại bằng những nét vừa đầy sức tố cáo, vừa hài ước sâu cay, dù ở Hỏa Lò Hà Nội, hoặc nhà tù Sơn La, hoặc trại giam Bắc Mê:
Lại đến Sơn la lại núi rừng
Nằm trên đỉnh núi mà như bưng
Lờ mờ cửa ngục thông ba lỗ
Thăm thẳm hầm giam sâu mấy. tầng
Tháng tháng cơm xôi đau cả bụng
Đêm đêm sàn đá buốt sau lưng…
Ai ơi sốt rét đừng ra máu
Non nước chờ xem ta vẫy vùng
Viết về Bác Hồ, thơ Xuân Thủy có tình cảm trong sáng, hồn nhiên và đầy xúc động, như trong bài Ngày độc lập:
Trên Chính phủ lễ đài lồng lộng
Hồ Chí Minh, Người bỗng hiện ra
Ka-ki bộ áo hiền hòa
Long lanh đôi mắt đậm đà chòm râu…
Hợp quần sức mạnh vô song
- Nghe tôi nói, có rõ không đồng bào?
Thưa rõ lắm, trời cao đất rộng
Lời mỗi lời rung động tâm can
Chao ôi! Nước mất nhà tan
Hôm nay lại thấy giang san bốn bề.
Nhà báo Xuân Thủy được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ trưởng - Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán với đoàn đại biểu Chính phủ Mỹ tại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam. Đồng chí Xuân Thủy đã góp phần quan trọng làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chính phủ Mỹ, buộc chính phủ Mỹ phải chấm dứt chiến ranh, ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam, công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Nhà báo Xuân Thủy mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ làm báo hôm nay và mai sau.