Bệnh nhân 23 tuổi ở Đà Nẵng và một cụ già 73 tuổi tại Quảng Ngãi, được các bác sĩ cho rằng có các triệu chứng mắc bệnh tay chân miệng - căn bệnh lâu nay được cho chỉ xảy ra với trẻ em.
Trong khi đó ngành y tế Quảng Ngãi cũng đang theo dõi chặt chẽ diễn tiến bệnh trạng của một cụ già 73 tuổi, có các biểu hiện tay chân miệng. Đây là bệnh nhân lớn tuổi nhất ở Quảng Ngãi nghi mắc dịch bệnh này. Cơ quan y tế cũng đã gửi mẫu bệnh phẩm đến Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm nhưng hiện tại chưa có kết quả.
Dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp ở miền Trung, chưa có dấu hiệu dừng. Ngành y tế lo ngại thời gian tới sẽ diễn ra tình trạng dịch chồng dịch ở khu vực, khi bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát song song với tay chân miệng.
Theo bác sĩ Thạnh, trong tháng 6 có 3 ca bệnh tay chân miệng chuyển biến nặng độ 2b, phải dùng đến thuốc đặc trị chi phí cao (gamma globulin). Sang tháng 7, Đà Nẵng có đến hơn 20 trường hợp cần dùng loại thuốc đặc trị này. Ngành y tế Đà Nẵng đang lo ngại dòng bệnh tay chân miệng từ các tỉnh, thành lân cận như Quảng
Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng đã tiếp nhận gần 600 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh tay chân miệng. Trong đó hơn 50% bệnh nhân quê Quảng Ngãi. Bệnh viện Đà Nẵng cũng thống kê trong khoảng 400 bệnh nhân điều trị lưu trú, tập trung tại Trung tâm Sản - Nhi, trên 60% bệnh nhân ngoại tỉnh.
Từ cuối tháng 4 đến nay, Quảng Ngãi có gần 2.900 bệnh nhân tay chân miệng, lứa tuổi mắc bệnh nhỏ nhất là 3 tháng, lớn nhất là 73 tuổi, 5 người tử vong.
Ông Viên Quang Mai, Viện phó Viện Pasteur Nha Trang cho biết Viện đã tiếp nhận 1.000 mẫu bệnh phẩm gửi đến xét nghiệm. "Chúng tôi đã xét nghiệm có kết quả khoảng hơn 500 mẫu”, ông Mai nói.
Bộ Y tế đã điều chỉnh phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng; đồng thời chỉ đạo các địa phương áp dụng những biện pháp mạnh trong tháng 7-8 để dập dịch. Trọng tâm địa bàn dịch được xác định ở T.P Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ngãi.
Hiện, cả nước có 17.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 57 ca tử vong.