Cách đây 3 năm, tôi cùng một đồng nghiệp mất vài tiếng đồng hồ “đánh vật” với con đường vào xóm Xuyên Sơn mới đến được Bản Ná, điểm nóng khai thác vàng trái phép ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai lúc đó.
Con đường mòn bé xíu len lỏi một bên là núi đá cao vút, một bên là vực sâu thẳm, chốc chốc lại hiện ra một cái dốc dựng đứng, chỉ nhìn thôi đã thấy chóng mặt. Nỗi ám ảnh về chuyến đi Sa vào Bản Ná, chúng tôi liên tục gặp những đoạn đường đang thi công: Đá dăm đổ từng đống, công nhân san đá cho xe lu lăn lèn (Ảnh), không khí làm việc khá khẩn trương. Nhiều đoạn đường rừng được mở rộng, ô tô tải trọng tải lớn có thể đi được dễ dàng, các vùng vàng khiến tôi ngại ngần khi về lại Bản Ná lần này. Nhưng thực tế lại khác nhiều so với 3 năm trước.
Từ UBND xã Thần con dốc hầu hết đã hạ độ cao khiến thời gian đi vào Bản Ná chỉ bằng một nửa so với trước đây.
Từ trên cao nhìn xuống, công trường khai thác vàng khá nhộn nhịp với hàng chục máy xúc, máy ủi, từng đoàn xe tải chở đất và hàng trăm công nhân đang làm việc trong khu vực được khai thác. Cạnh đó là khu nhà làm việc, nhà ăn, nhà tập thể cho công nhân của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long - đơn vị được phép tận thu trên 32 ha đất thuộc mỏ vàng Bản Ná.
Ông Nguyễn Kim Quế, Giám đốc Tổ chức hành chính của Công ty cho biết: Được tỉnh cấp giấy phép tháng 9-2008, sau hơn 1 năm làm các công việc như kiểm định đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng đường điện…từ tháng 12-2009, đơn vị chính thức bắt tay vào tận thu, đến thời điểm này đã mở được 1 moong chính khoảng 8ha. Hiện, thường xuyên trên khai trường có khoảng 150 lao động, 30 ô tô tải, 30 máy xúc hoạt động, thu nhập bình quân của người lao động đạt 3 triệu đồng/người/tháng. Các nhu yếu phẩm được vận chuyển vào phục vụ việc ăn, ở tập trung nên đến thời điểm này chưa xảy ra các hiện tượng mất an ninh trật tự hoặc tệ nạn xã hội.
Cũng theo thông tin của ông Quế, ngoài hoạt động của đơn vị, Công ty còn rất chú trọng hỗ trợ cuộc sống của người dân trong vùng. Cụ thể là cung cấp và bù giá điện cho 60 hộ dân khu vực lân cận, mỗi tháng khoảng 3 triệu đồng chênh lệch giữa giá điện sinh hoạt và giá điện sản xuất; xây dựng 3 phòng học cho phân trường tiểu học xóm Xuyên Sơn và các thiết bị cần thiết cho lớp học; hoàn thiện 2 nhà văn hóa cho xóm Kim Sơn và xóm Trung Sơn; lắp đặt trạm bơm cho xóm Kim Sơn, tổng trị giá các công trình gần 500 triệu đồng.
Những gắn kết tích cực của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long đã tạo nên mối quan hệ tốt với địa phương, góp phần cải thiện cuộc sống của đồng bào, ổn định trật tự vùng vàng.
Ông Trần Văn Tập, Chủ tịch UBND xã Thần Sa nhận xét: Công ty Cổ phần xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long đã bước đầu gắn kết, chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng khai thác vàng Bản Ná. Tuy nhiên, ông Tập cũng cho biết nước dòng sông Nghinh Tường vẫn bị ô nhiễm, một số xóm thiếu nước canh tác do việc đào đãi vàng gây nên. Xã đã báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài Nguyên và Môi trường để có hướng giải quyết những hạn chế trên.