- Ba ba khổng lồ ở Tây Bắc; cả nhà phát điên vì đào được kho báu; cây thiêng giết người ở Vĩnh Phúc bị… chết… là những sự kiện “kỳ lạ” xảy ra vào năm 2011.
Ba ba khổng lồ ở Tây Bắc
Sự xuất hiện của chú ba ba gai khổng lồ ở huyện Sông Mã (Sơn La) với các số đo, cân nặng thuộc “hàng khủng”: nặng 45kg, chiều dài của mai 0.80 mét; chiều rộng: 0.50 mét… đã chính thức trở thành chú ba ba gai lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Trước đó, một người dân tình cờ phát hiện một chú ba ba nặng 23kg trên sông Hồng ở đoạn cầu Chương Dương đã khiến nhiều người tò mò.
Chú ba ba này ngay sau đó đã được bán với giá 80 triệu đồng và giá thương lái được nâng lên tới 300 triệu đồng. Tuy nhiên, so với chú ba ba khổng lồ ở Tây Bắc, cá thể ba ba này bị xếp xuống hàng… em út.
“Dìm hàng”… cây cảnh triệu đô
Sự việc có thật này được ông chủ của “siêu cây triệu đô” Mâm xôi con gà, đại gia Thành vàng đất Việt Trì, Phú Thọ chia sẻ: rất nhiều tờ rơi có nội dung bài kích, “dìm hàng” cây cảnh Mâm xôi con gà của ông xuất hiện ở thành phố Việt Trì thời điểm giữa tháng 11/2011.
Cây cảnh này có mặt trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vào tháng 10/2010, ngay sau đó đã trở nên nổi tiếng với tin đồn cây cảnh có giá… “6 triệu đô”, tương đương với 10 căn biệt thự Ciputra (Hà Nội).
Sự việc “dìm hàng” một cây cảnh đã khiến thú chơi tao nhã – một thói quen trong đời sống tinh thần của người Việt bị “châm chọc”.
Ngay sau đó, dự thảo lấy ý kiến về quản lý cây cảnh, cây xanh và cây cổ thụ do Bộ NN&PTNT chủ trì có nội dung siết chặt quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này khiến nhiều người chơi cây lo lắng về việc, họ sẽ bị “đánh thuế” thú chơi – một địa hạt mang tính chất cá nhân và tự phát từ trước đến nay.
Cả nhà phát điên vì đào được kho báu
Sự việc xảy ra tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn: một gia đình nông dân được cho rằng có thần linh dẫn đường tới một kho báu.
Sau đó, cả nhà đã phát điên, phải điều trị ở bệnh viện huyện Chợ Đồn. Chỉ đến khi gia đình này mang trả lại những thứ đã lấy đi từ trong hang mới được bình yên trở lại.
Cơ quan chức năng của Bắc Kạn đã đưa lực lượng chốt giữ ở khu vực cửa hang – nơi gia đình này tìm được “kho báu”, tiến hành canh giữ để tránh sự hiếu kỳ của những người dân tò mò.
“Cây thiêng giết người” bị chết
Cây trôi đại cổ thụ hàng ngàn năm tuổi ở xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc bị chết đứng giữa trời sau gần 1.000 năm tuổi khiến nhiều người hoang mang.
Trước đó, có nhiều tin đồn về cây thiêng giết người hàng loạt khi một cành cây cổ thụ chỉa vào làng bị bão làm gãy. Sau sự việc cành cây bị gãy này, nhiều cái chết đột ngột trong một thời gian ngắn đã khiến dân làng “phát hoảng”.
Đến khoảng tháng 11/2011, cây Trôi đại cổ thụ này đã chính thức bị chết do không chống chọi được với gió bão và thời gian. Lãnh đạo chính quyền sở tại giải thích: cây chết vì già yếu, thân cây bị sâu, rỗng ruột từ rất lâu.
Những cái chết hàng loạt trong làng chẳng qua chỉ là sự trùng hợp và do nhiều nguyên nhân, tuổi già, bệnh tật…
Người dân địa phương đã trồng một cây đa thay thế. Với nhiều người dân, họ tiếc nuối về sự mất mát này, vì cây Trôi cổ thụ xanh mát từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc đối với họ.
Cây ổi cứ “cù vào nách” là cười
Bà Trịnh Thị Nghĩa (60 tuổi, người làng Cham, thôn Lam Sơn, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân) tự nguyện gắn bó với công việc nhang đèn, coi sóc, quét dọn trong Lam Kinh, nơi thờ cúng, yên nghỉ ngàn thu của tổ tiên và các vua, hoàng hậu thời Lê Sơ khẳng định và “minh chứng” về việc cây ổi trồng trước lăng vua Lê cứ “cù” vào là cây “cười”, cành lá rung rinh liên hồi.
Sự việc này chấm dứt khi không “cù tay” vào thân cây.
Nguồn gốc của cây ổi Tàu vốn do một người hảo tâm là ông Trần Hưng Dẫn (người ở Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định) trồng từ năm 1933, đến nay đã là 78 năm.
Theo truyền ngôn của người cao niên trong vùng, ông Trần Hưng Dẫn vốn hiếm muộn. Một ngày kia đến cầu tự trước mộ đức vua mà sinh được quý tử nên đã dốc tiền của để sửa sang xây đắp lại khu mộ thêm khang trang, tôn nghiêm.
Phiến đá cổ cất giữ kho báu
Phiến đá kỳ lạ được cho rằng cất giữ cả một kho báu, cùng với lời nguyền trấn yểm đã có mặt ở ngôi làng cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ hàng trăm năm nay, và trở thành một “linh vật” của làng Bái (xã Đông Hợp, huyện Đông Hưng, Thái Bình).
Phiến đá cổ có chiều rộng chừng 80cm, dài gần 02 mét, dày chừng 30cm được đặt trên bệ gạch vuông vức ở giữa chiếc ao lớn có tên là ao Rối, gần với chùa làng.
Trên mặt của phiến đá, người ta vẫn còn nhận thấy một vết lõm sâu trên bề mặt, và một vết lõm khác ở mé phiến đá. Hai vết lõm này được cho rằng đó là vết lõm do tư thế của một người quỳ gối, tay trái móc vào thành phiến đá, và vừa khít dấu vết của cả bản tay.
Ngoài hai vết lõm kỳ lạ để lại trên phiến đá khổng lồ, trùng khớp với tư thế một người quỳ gối móc vàng trong phiến đá, phiến đá cổ kính ở làng Bái còn lưu giữ một bức văn tự cổ nhưng không ai giải mã được.
Những ký tự này có hình dáng giống chữ Hán cổ, được khắc chạm trên mặt đá. Có lẽ, do thời gian, mưa nắng lên phiến đá đã quá nhiều khiến những ký tự này bị mòn, chỉ còn là những vệt trắng giống như người ta viết bằng phấn trắng.
Các ký tự được chạm khắc theo lối viết chữ của người Trung Quốc (từ phải sang trái, theo từng cột dọc). Các hàng chữ đều đặn và thẳng thớm liền kề nhau phủ kín bề mặt phiến đá. Nhiều chỗ trên phiến đá bị bào mòn, không nhận rõ mặt chữ.
Một vài lần, người dân trong làng đã tìm cách di chuyển vị trí phiến đá, nhưng sau đó những người tham gia đều bị ốm liệt giường, phải đưa phiến đá trở lại vị trí cũ. Cũng nhờ những điều kỳ lạ này, phiến đá mới được tòn tại nguyên si ở giữa chiếc ao làng.
“Rắn thần báo thù” ở Hải Dương
Trong vòng chưa đầy ba năm, 12 người trong dòng họ Lương ở thôn Bích Thủy, xã Văn Đức, thị xã Chí Linh, Hải Dương bị chết bất thường vì “rắn thần báo thù” khiến dư luận hoang mang.
Sự việc xảy ra vào đầu những năm 2000. Do mộ cụ tổ của cụ ông và cụ bà dòng họ nằm cách xa nhau, mộ của cụ bà lại bị người dân làm ruộng cuốc làm mất hết cả chân mộ dẫn đến nước ngập vào trong nên cả họ tiến hành họp những người cao tuổi trong dòng họ, bàn chuyện chuyển mộ cụ bà về gần cụ ông.
Khi thợ xây tiến hành đào đất để di dời mộ của cụ bà thì phát hiện trong ngôi mộ có một con rắn lạ, nặng khoảng nửa ký nằm ở độ sâu khoảng 1,5 mét, lạ lùng là mình rắn có màu đỏ như lửa.
Tiếp tục đào mộ cụ ông, người ta lại tiếp tục phát hiện một con rắn hổ mang nặng đến một ký nằm ở trên đầu ngôi mộ. Theo lời kể lại, sợ nhất là cả hai con rắn trên đầu đều có mào hình chữ thập, nhìn kỹ thì thấy một con trên đầu có hình chữ “Thọ”, một con trên đầu có hình chữ “Phúc”.
Rắn hổ mang sau đó được đem bán tại chợ Sao Đỏ với giá 500.000 đồng. Cánh thợ xây đem mua rượu uống. Còn con rắn cạp nia được ông Lương Văn Điền, một người trong họ mang về nhà để ngâm rượu.
Tuy nhiên, do lo sợ rắn ở mộ rất độc và thiêng, vợ ông Điền đã buộc chồng mang thả ra đồng làng.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Văn Đức vô cùng bức xúc trước thông tin "rắn thần" hại người tại địa phương.
Ông Tuấn khẳng định, đây hoàn toàn là tin đồn thất thiệt. Số người trong họ Lương ở thôn Bích Thủy, xã Văn Đức, thị xã Chí Linh, Hải Dương tử vong trong 11 năm qua chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và đều có nguyên nhân cụ thể chứ không phải "bí ẩn" như đồn thổi.
“Chia đất cho ma” để “chung sống hòa bình”
Dành riêng một tầng lầu làm nhà cho… ma, rồi “ký giao kèo” với “ma” có nội dung “cùng sống chung yên ổn dưới một mái nhà” thì có lẽ trên cả nước Việt Nam chỉ có mình gia đình ông Phạm Quang Tứ (SN 1954, ngụ thôn Hà My, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Những câu chuyện của người đàn ông này kể về sự lạ trong nhà mình đầy những tình tiết khó lý giải khiến người bạo gan cũng cảm thấy rờn rợn...
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1999, khi gia đình ông Tứ đã dành dụm được một khoản tiền kha khá và quyết tâm xây dựng một ngôi nhà tại xã Điện Dương để vợ chồng cùng bốn đứa con có một chốn đi về ấm cúng.
Tuy nhiên, ngày ăn mừng ngôi nhà khang trang lại không thể nào diễn ra như dự định. Con lũ lịch sử năm ấy đã xô ập tường rào, làm sụt lún nền móng nhiều công trình phụ khác trong nhà…
Buổi khánh thành nhà phải hoãn lại để sửa sang lại những chỗ hư hỏng, rồi buổi khánh thành cũng không diễn ra nữa mà chỉ có mâm cơm gọi là “dọn về nhà mới”.
Sau một khoảng thời gian cả nhà dọn về nơi ở mới, vợ chồng ông bỗng cảm nhận được nhiều lục đục bỗng dưng nảy sinh mà vốn trước đây ở trong căn nhà tranh vách đất họ chưa từng gặp.
Cứ mỗi lần ông đi công tác xa về là bà vợ lại hục hặc vô lối; con cái cũng đâm ra hư hỏng, ăn chơi phá phách mà ba mẹ có dạy bảo cũng không nghe. Đỉnh điểm của những “nỗi đau và rắc rối ập đến”, ông Tứ gọi như vậy là vào năm 2003. Ngay ngày đầu năm, ông bị tai nạn giao thông nhưng lý do thì hết sức “trời ơi”.
Khi đó ông đã cẩn thận đi bộ men theo sát lề đường tránh xe cộ nhưng chiếc xe gây tai nạn thì lại cố tình leo lề tông trúng phải ông rồi thản nhiên chạy về lòng đường và chạy mất tích, không ai phát hiện ra chiếc xe đó màu gì, người cầm lái có đặc điểm như thế nào…
Liên tiếp những “tai bay vạ gió” xảy đến với gia đình. Đến lượt “ma mượn xác” cô em vợ lên tiếng “đòi nhà”, dù không mê tín, nhưng cuối cùng người đàn ông này cũng đành “ngậm ngùi” dành tầng 2 của căn nhà rộng khoảng 80m2 hoàn toàn dành cho những người thuộc về “thế giới của cõi trên” sinh hoạt.
Bắt gặp đầu tiên là căn phòng nơi người khách đến chơi lần đầu tiên rồi chết “bất đắc kỳ tử”, đến nay vẫn giữ nguyên với chăn nệm, chiếu gối xếp ngay ngắn.
Căn phòng phía sau là phần thờ gia tiên trong dòng họ. Riêng khoảng không gian rộng rãi phía trước, ông dành làm “nơi ở” của những “hương hồn từng nhập về báo ứng” cùng với một am thờ nhỏ