Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5/2012

16:34, 30/04/2012

Lương tối thiểu lên 1.050.000 đồng/tháng; phụ cấp công vụ là 25%; Không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2012.

Tăng lương tối thiểu lên 1.050.000 đồng/tháng

 

Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương 830.000đồng/tháng hiện đang áp dụng.

 

Mức lương tối thiểu chung nêu trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanhnghiệp.



Chính phủ ban hành Nghị định về chế độ phụ cấp công vụ đối với một số đối tượng cán bộ, công chức. Mức phụ cấp này bằng 25% (hiện nay là 10%) mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.

 

Theo Nghị định, các đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp công vụ nói trênlà cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ở xã, phường, thị trấn và lực lượng vũ trang.

 

Không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán

 

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CPvề quản lý hoạt động kinh doanh vàng,hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

 

1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

 

2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

 

3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

 

4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

 

5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.

 

6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

 

7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2012.

 

 

Phạt nặng vi phạm chuyển giao thông tin người tiêu dùng

 

Theo Nghị định 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/5/2012, hành vi chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

 

Mức phạt này cũng được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên; có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.

 

Từ ngày 5/5, sử dụng tín hiệu xe được quyền ưu tiên phải có giấy phép

 Bộ Công an và Bộ Công Thương vùa ban hành Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BCA-BCT quy định về thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. Thông tư có hoeeuj lực thi hành từ ngày 5/5/2012

Thông tư này quy định rõ thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. Theo đó, Cục cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt cấp, thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên cho các bộ, ngành ở TW. Phòng Cảnh sát giao thông công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho cơ quan tổ chức, cá nhân tại địa phương.

Đối với tổ chức, đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh, nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu xe được quyền ưu tiên chỉ được bán hoặc lắp đặt thiết bị phát tín hiệu xe được quyền ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân có giấy phép sử dụng thiết bị này. Giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu xe được quyền ưu tiên có giá trị trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp.

 

Xe được quyền ưu tiên đã lắp đặt thiết bị phát tín hiệu nhưng không đúng quy định tại Nghị định 109 (Quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên) và Thông tư này phải xin cấp giấy phép sử dụng, lắp đặt lại thiết bị theo quy định trong vòng 7 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực. Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng hoặc thay đổi mục đích sử dụng, không đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 109 thì phải tháo gỡ, thu hồi thiết bị.

 

Không được chuyển nhượng kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản

 

Theo Nghị định số 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 15/5/2012, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản sẽ được cấp văn bản xác nhận trúng đấu giá; được sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến khu vực trúng đấu giá; được cấp Giấyphép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản sau khi hoàn thành thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

 

Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản không được chuyển nhượng kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác lập hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản.

 

Quy định các đơn vị được kiểm toán

 

Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực từ 1/5/2012, trong đó quy định cụ thểvềcác đơn vị được kiểm toán.

 

Nghị định quy định rõ, doanh nghiệp, tổ chức màpháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: 1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 2- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 3- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểmphi nhân thọ nước ngoài; 4- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm; doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;...