Nấm Candida có ở khắp nơi, bất cứ lúc nào cũng có thể theo thức ăn nhiễm vào đường ruột, song chỉ khi có điều kiện thuận lợi, sinh sôi nảy nở nhiều mới gây bệnh.
Bệnh nấm Candida xảy ra tự nhiên đối với đường ruột của con người. Tuy nhiên, nếu số lượng nấm quá lớn mà không kiểm soát được, nó có thể gây ra vô số hậu quả nguy hiểm như: nổi những nốt sùi trên khắp cơ thể, viêm xoang mãn tính, đau nhức răng lâu không khỏi, cơ thể suy nhược, cân nặng thay đổi nhanh và thất thường, loạn nhịp tim…
Việc sử dụng thuốc kháng sinh là một trong những nguyên do khiến cho số lượng nấm sinh sôi mạnh… Đôi khi bị bệnh này còn do căng thẳng quá mức, nhiễm nồng độ clo trong nước uống, ăn quá nhiều thịt và đường, hoặc do các yếu tố khác mà làm ảnh hưởng trầm trọng đến cơ thể. Mức độ của các triệu chứng của nấm cadida đường ruột rất dai dẳng và đa dạng. Các bác sĩ có thể trị từng triệu chứng một. Sẽ là thất bại nếu như bệnh tình của bệnh nhân ít hoặc không cải thiện hoặc thậm chí là xuất hiện thêm triệu chứng mới.
Theo bác sĩ, có một cách rất hiệu quả và lành để đối phó với bệnh này: ăn chay thực dưỡng. Cách này không dễ thực hiện, nhất là với những ai chưa từng ăn chay, nhưng hiệu quả của nó là rất đáng để theo đuổi. Với riêng trường hợp của tôi, bác sĩ đã đưa ra một sự lựa chọn sau: Ăn những thức ăn chín kỹ, cháo, kê và các loại ngũ cốc. Đây thức ăn đơn giản nên không đòi hỏi cơ quan tiêu hóa phải làm việc nhiều mà chất dinh dưỡng có trong đó lại đầy đủ và dễ tiêu. Ăn nhiều loại rau có màu lá xanh đậm như cải xoăn, bồ công anh… là thực phẩm giúp tăng lượng kiềm. Ăn các loại rong biển để thúc đẩy quá trình kiềm hóa. Có thể ăn kèm các loại rau này với nước sốt hay nước mắm. Uống nước mơ muối, có tác dụng kiềm hóa rất hữu ích trong việc trị các bệnh về đường ruột.
Trong suốt quá trình điều trị, tôi tránh hoàn toàn đồ ăn sống, đông thời phải kiêng hoàn toàn các đồ ăn ngọt, kể cả hoa quả. Tôi cũng tuyệt đối không ăn đồ ăn quá mặn vì nó có thể gây ra tránh những rắc rối cho cơ thể sau này. Và bây giờ thì tôi đã hoàn toàn bình phục.
Tùy theo tình trạng, cơ địa người bệnh chọn dùng một trong các kháng nấm sau: Nystatin: Khi bệnh nhẹ, không có sự bội nhiễm nên chọn dùng nystatin. Đây là thuốc có phổ kháng nấm hẹp, chủ yếu trên nấm Candida và Crytococcus. Ketoconazol: Khi bệnh ở mức vừa, có dấu hiệu bội nhiễm chọn dùng ketoconazol. Ketoconazol là thuốc kháng nấm phổ rộng, kháng Candida nội tạng cũng như kháng các nấm nội tạng. Fluconazol: Khi bệnh nặng hơn, có tình trạng bội nhiễm nấm nhiều, chọn dùng kháng nấm phổ rộng mạnh fluconazol. Fluconazol bài tiết qua thận (80%), khi chức năng thận suy giảm, phải giảm liều. Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ cải thiện của bệnh.