Võ Nhai là một trong những huyện nghèo của tỉnh ta nhưng trong những năm qua, bằng nhiều chính sách hỗ trợ từ Trung ương đến cấp tỉnh và huyện, người dân huyện vùng cao Võ Nhai đã được quan tâm đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp để giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần…
Huyện Võ Nhai hiện có gần 70 nghìn nhân khẩu với hơn 16.500 hộ dân, phần lớn người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nên kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cuộc sống của người dân từng khỏi sắc. Bà Hoàng Thị Dậu, Trưởng Phòng Lao động, Thương Binh và Xã hội Võ Nhai cho biết: Là huyện đặc thù, cơ sợ hạ tầng phục vụ dân sinh, phát triển sản xuất còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, bặc biệt là những xóm vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, các chính sách giảm nghèo từ Trung ương, tỉnh đều tập trung chủ yếu để nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, bằng việc vận dụng, lồng ghép các Chương trình, Đề án, Nhà nước đã hỗ trợ để người dân giảm nghèo bền vững. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 42% (đầu năm 2011) xuống còn 21,98% (cuối năm 2014), trung bình giảm 5%/năm. Chỉ tính riêng năm 2014, huyện có gần 1.100 hộ thoát nghèo…
Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, huyện Võ Nhai đã xác định, phát triển kinh tế là then chốt đi đôi với chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân là trọng tâm. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến là người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo. Qua đó, đời sống của đại bộ phận nhân dân cơ bản đã ổn định, các hộ nghèo, người già cô đơn được quan tâm chăm sóc... Ông Ngô Văn Sự là hộ đồng bào dân tộc Mông ở xóm Mỏ Chì, xã Cúc Đường chia sẻ: Năm 2011, gia đình tôi xây dựng căn nhà mới để thay thế căn nhà cũ dột nát và được Nhà nước hỗ trợ 7 triệu đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng đó là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc còn nhiều khăn... Bên cạnh đó, trong vòng 4 năm qua, huyện Võ Nhai đã huy động các quỹ hỗ trợ khác xây dựng 20 căn nhà tình thương cho những gia đình neo đơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Nhờ vậy, hàng trăm căn nhà tranh vách đất, dột nát của người dân đã được hỗ trợ xây mới, đến nay, huyện đã căn bản hoàn thành việc xóa nhà tạm cho người dân. Ngoài ra, riêng số tiền cứu trợ đột xuất trong dịp Tết Nguyên đán, tặng quà cho các đối tượng chính sách với số tiền hơn 500 triệu đồng và hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho các hộ nghèo với số tiền hơn 10 tỷ đồng trong vòng 4 năm qua...
Bên cạnh đó, thực hiện từ ngân sách Trung ương (theo Quyết định số 615 của Thủ tướng Chính phủ) đã đầu tư 37 công trình phục vụ lợi ích dân sinh (đường giao thông, trạm y tế...) đã góp phần hoàn thiện từng bước kết cấu hạ tầng của các địa phương trên địa bàn huyện. Ngoài ra, cuối 2014, thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội ổn định sản xuất và đời sống những xóm bản đặc biệt khó khăn có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 2037), 8 tuyến đường vào các xóm đặc biết khó khăn với tổng chiều dài hơn 25km được đổ bê tông do các cơ quan, ban ngành của tỉnh tài trợ kinh phí. Bên cạnh đó, thực hiện đề án trên, huyện Võ Nhai còn chỉ đạo các cơ quan huyện ra soát để hỗ trợ phân bón, cây trồng, vật nuôi để người dân phát triển kinh tế...
Trong 4 năm qua, trên địa bàn huyện đã có 104.303 lượt hộ gia đình được được tiếp cận vốn của Ngân hàng Chính sách – Xã hội với tổng số tiền gần 3,2 tỷ đồng. Nhờ vậy, người dân có nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư mở rộng các mô hình chăn nuôi lợn, gà theo hình thức trang trại, gia trại và các mô hình phát triển kinh khác... Đồng thời, theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ, hơn 26.400 hộ dân của huyện Võ Nhai đã hỗ trợ trực tiếp với tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng. Nhưng để các nguồn lực hỗ trợ người dân có hiệu quả, các cơ quan của huyện Võ Nhai đặc biệt, quan tâm và nghiên cứu các điều kiện của người dân từng địa bàn, từng vùng để có hướng hỗ trợ sát với thực tế. Trong đó, thực hiện việc chuyển giao khoa học kĩ thuật, các mô hình phát triển kinh tế, đồng thời, đẩy mạnh tập huấn để trang bị kiến thức phát triển trồng trọt, chăn nuôi...
Ngoài ra, để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe của người dân, huyện Võ Nhai đã làm tốt chính sách cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, cận nghèo. Hiện nay, huyện có 4.255 người nghèo và 2.470 người thuộc hộ cận nghèo và hơn 3.700 người dân tộc thiểu số được cấp thẻ Bảo hiểm Y tế (đạt tỷ lệ 100%). Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ông Ngô Văn Sinh, Trưởng xóm Đồng Dong, xã Phương Giao cho biết: Trong xóm có tới 80% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn là hộ nghèo nên khi chưa có thẻ bảo hiểm y tế, nhiều người có bệnh mà không có tiền để đi khám chữa tại các cơ sở y tế mà chỉ dung các cây, lá thuốc tự chữa trị… Giờ có thẻ bảo hiểm y tế nên khi có bệnh người dân đã đi khám chữa, nhờ vậy, sức khỏe của người dân trong vùng đã tốt hơn.
Việc thực hiện tốt những chính sách của Trung ương, tỉnh và vận dụng sát với thực tế tại địa phương của huyện Võ Nhai đã góp phần nâng cao đời vật chất, tinh thần của người dân theo Di chúc của Bác Hồ:“nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải cókế hoạchthật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừngnâng cao đời sống của nhân dân”.