Kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri

17:37, 16/08/2015

Trước và sau kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XII, UBND tỉnh đã nhận được 971 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc nhiều lĩnh vực: Đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), tài nguyên và môi trường; chế độ, chính sách xã hội; giáo dục, bảo hiểm, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch; nông nghiệp và phát triển nông thôn; nội chính và một số lĩnh vực khác.

Các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan nghiêm túc tiếp thu, xem xét và đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, của địa phương và điều kiện cụ thể của tỉnh để giải quyết; đồng thời có kế hoạch và giải pháp thực hiện những kiến nghị đó. Về các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XII đã được các đại biểu HĐND tỉnh trả lời tại những buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 13 và sẽ trả lời trực tiếp tại phiên trả lời chất vấn của kỳ họp. Đối với những nội dung có tính nhạy cảm, phức tạp, UBND tỉnh tiếp thu và giao cho các sở, ban, ngành chuyên môn cùng các địa phương có liên quan nghiên cứu, trả lời.

 

Để phục vụ kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XII (sẽ được tổ chức từ ngày 24 đến 26-8), báo Thái Nguyên Điện tử lược đăng Báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11; tiếp thu, giải trình các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khoá XII.
 
A. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 11

 

Do thời gian có hạn, UBND tỉnh chỉ lựa chọn, tập trung trả lời trực tiếp những vấn đề trọng tâm, nổi cộm được đông đảo cử tri quan tâm; những nội dung khác đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh, các đại biểu tham dự kỳ họp tra cứu tại phụ lục gửi kèm. Về nội dung trả lời chi tiết, các cử tri có thể tra cứu trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh (địa chỉ http://thainguyen.gov.vn) và trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.

 

* Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định mức trợ cấp là 270.000 đồng (Nghị định số 136/2013/NĐ-CP). Tuy nhiên, đến nay tỉnh vẫn thực hiện trợ cấp theo mức cũ là 180.000 đồng. Cử tri đề nghị tỉnh sớm thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP để giảm bớt khó khăn cho người cao tuổi.
Trả lời: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội để thay thế Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP và Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg của Chính phủ. Điều 41, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2014, theo đó mức chuẩn trợ cấp xã hội được điều chỉnh nâng từ 180.000 đồng, hệ số 1 lên mức 270.000 đồng, hệ số 1.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 142/NQ-CP ban hành ngày 31-12-2013 của Chính phủ (tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12-2013), tại nội dung thứ 7 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Chính phủ quyết nghị như sau: “Chính phủ thống nhất chưa thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội”.

 

Đến phiên họp thường kỳ tháng 9-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP (ngày 4-10-2014), trong đó quy định thực hiện mức trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP đối với người đang hưởng trợ cấp hàng tháng thuộc hộ nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không có nguồn nuôi dưỡng, đối tượng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội từ ngày 01-01-2015.
Trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ, ngày 24-10-2014, Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

 

Để triển khai thực hiện Thông tư liên tịch nêu trên, ngày 28-01-2015, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Công văn số 197/UBND-VX và ngày 28-01-2015, Sở LĐ-TB&XH đã ban hành Kế hoạch số 47/KH-SLĐTBXH về việc triển khai thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

 

Như vậy, theo quy định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn và văn bản của tỉnh, kể từ ngày 01-01-2015 thực hiện mức trợ cấp theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 của Chính phủ. Tính đến tháng 5-2015, theo báo cáo của Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố, thị xã, đã có 9/9 huyện, thành, thị thực hiện chuyển đổi mức trợ giúp xã hội theo quy định của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP cho 8.532 đối tượng.

 

* Cử tri huyện Đại Từ, T.P Thái Nguyên, T.X Phổ Yên phản ánh tuyến đường ĐT261 Đại Từ - Quân Chu - Phổ Yên; đoạn đường từ ngã tư phường Ba Hàng đi 6 xã miền Tây của T.X Phổ Yên và đi Núi Căng của huyện Phú Bình đã xuống cấp nghiêm trọng, đề nghị tỉnh có phương án sửa chữa, nâng cấp. Đồng thời, đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng cầu tràn xã Bình Thuận và các cây cầu trên tuyến đường ĐT261; xây dựng lại cầu treo ở xóm Soi Vàng, nâng cấp 2 cầu tràn liên hợp nằm trên trục đường 267 thuộc xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) để hạn chế nguy hiểm cho người dân trong mùa mưa lũ.

 

Trả lời: Tuyến đường ĐT261 (Đại Từ - Quân Chu - Phổ Yên - Núi Căng) là 1 trong 5 tuyến đường công vụ phục vụ thi công đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 3 cũ qua địa phận tỉnh Thái Nguyên và phục vụ vận chuyển vật liệu xây dựng các khu tái định cư, khu dân cư… trên địa bàn T.X Phổ Yên. Sở Giao thông - Vận tải (GT-VT) đã làm việc với UBND T.X Phổ Yên và tham mưu cho UBND tỉnh có Công văn gửi Bộ GT-VT. Bộ đã đồng ý cho sửa chữa, hoàn trả lại đoạn tuyến trên, nhưng hiện nay khả năng không bố trí được nguồn vốn do dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã bị tăng vốn nhiều, tạm thời mới triển khai thi công hoàn trả đoạn tuyến từ Km41+700 (ngã tư Phổ Yên) đến Km46+200 (giao đường ĐT261 với đường cao tốc). Trước mắt yêu cầu Sở GT-VT ưu tiên vá ổ gà lớn cục bộ tại những vị trí hư hỏng nặng bằng cấp phối sông suối để bảo đảm an toàn giao thông. Đối với các đoạn còn lại, UBND tỉnh sẽ xem xét ưu tiên cân đối nguồn ngân sách của tỉnh hoặc vay vốn để triển khai, bảo đảm giao thông, an toàn giao thông ngay trước mùa mưa bão 2015.

 

Hiện nay, trên đường ĐT261 có 4 ngầm, 4 tràn tạm thường xuyên bị ngập nước, gián đoạn giao thông cục bộ từ 1-3 giờ khi có mưa to và 6 cầu tạm ghép bằng thép, bê tông đã xuống cấp, chỉ cho phép xe có tải trọng thấp qua lại. Việc đầu tư xây dựng cầu kiên cố thay cho các cầu, tràn này là rất cần thiết, nhưng hiện nay do khó khăn về kinh phí nên chưa thực hiện được. Trong thời gian tới yêu cầu Sở GT-VT tiếp tục phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí xây dựng các cầu trên để bảo đảm giao thông, an toàn giao thông trên tuyến.

 

Cầu treo xóm Soi Vàng trước đây vượt sông Công, nối xóm Soi Vàng và xóm Tân Thái thuộc xã Tân Cương, do UBND T.P Thái Nguyên quản lý. Cầu được xây dựng từ lâu, đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm an toàn giao thông nên đã được tháo dỡ vào năm 2010. Hiện nay đã có tràn liên hợp cống cách vị trí cầu cũ 300m bảo đảm cho nhân dân đi lại. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ tràn thường bị ngập, gây gián đoạn giao thông cục bộ. Để bảo đảm giao thông, an toàn giao thông trong mùa mưa, đề nghị UBND T.P Thái Nguyên kiểm tra, xem xét, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng lại cầu cho nhân dân đi lại được thuận lợi.

 

Tuyến đường tỉnh ĐT267 (Dốc Lim - Tân Cương - Núi Cốc) hiện còn 2 tràn liên hợp thuộc xã Tân Cương thường xuyên bị ngập vào mùa mưa lũ, gây gián đoạn giao thông (tại Km4+400 và Km5+590). Hiện nay, 2 tràn này đều được bố trí đầy đủ hệ thống biển báo, cột thủy trí. Tràn Km4+400 có thời gian gián đoạn giao thông ngắn (từ 1-3 giờ) khi có mưa to trên diện rộng; tràn Km5+590 thường xuyên ngập sâu 1-1,5m mỗi khi có mưa to, thời gian gián đoạn có lúc lên tới 2 ngày. Năm 2014, tràn Km5+590 đã bị hư hỏng, cuốn trôi 1/2 mặt đường, Sở GT-VT đã cho sửa chữa tạm thời để bảo đảm giao thông và cùng Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư kiểm tra, đề xuất UBND tỉnh cho nâng cấp tràn Km5+590 nhưng chưa bố trí được kinh phí thực hiện. Để bảo đảm giao thông, an toàn giao thông trên tuyến đường tỉnh ĐT267 trong mùa mưa lũ, UBND tỉnh sẽ xem xét ưu tiên cân đối, bố trí kinh phí để nâng cấp tràn Km5+590 trước, khi nào có điều kiện tiếp tục nâng cấp tràn Km4+400.

 

Về tình trạng xe quá tải vẫn ngang nhiên hoạt động trên địa bàn tỉnh

 

Cuối tháng 5-2015, sau khi tiếp nhận ý kiến phản ánh của cử tri về tình trạng một số phương tiện vận tải đường bộ hàng ngày vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải trên địa bàn nhưng chưa được các cơ quan chức năng xử lý triệt để, Báo Thái Nguyên đã cử nhóm phóng viên độc lập tiếp cận hiện trường để kịp thời xác minh và kiểm chứng thông tin. Kết quả cho thấy đúng như phản ánh của cử tri, tình trạng xe vận chuyển quá khổ, quá tải vẫn đang diễn ra tương đối phức tạp trên một số tuyến quốc lộ và tỉnh lộ qua địa bàn.

 

Điểm "nóng" nhất là khu vực gần Khu công nghiệp Yên Bình (T.X Phổ Yên), nơi có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và nhiều đường gom, đường nhánh, nút giao, tỉnh lộ cắt qua. Ước tính vào những lúc cao điểm, mỗi ngày có tới hàng chục chuyến xe vận tải cỡ lớn ra vào Khu công nghiệp. Hàng hóa vận tải chủ yếu là đất đá, bê tông, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, kết cấu thép... Xe vận tải chủ yếu là loại 3 "chân" và 4 "chân" (3 và 4 trục bánh xe) trở lên vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải cho phép chạy cả ngày lẫn đêm. Lực lượng chức năng cũng đã kiểm tra và phát hiện không ít trường hợp vi phạm về tải trọng, kích thước thành, thùng xe, gây mất an toàn giao thông, nhưng chưa xử lý triệt để.

 

Tiếp đến là tình trạng vận chuyển quá tải trên tuyến tỉnh lộ 269 đoạn từ thị trấn Chùa Hang đến thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ) và trên tuyến Quốc lộ 1B đoạn từ xã Đồng Bẩm (T.P Thái Nguyên) đi xã Quang Sơn (Đồng Hỷ). Tại đây, các xe vận tải hạng nặng thường chở quặng sắt, đất đá và vật liệu xây dựng từ nơi khai thác đi tiêu thụ. Dù được che bạt nhưng hầu hết các xe tải này đều chở vượt thùng và tạo chóp cao từ 30cm đến 40cm, nhiều lái xe chạy ẩu làm rơi đất đá và cả quặng sắt trên mặt đường. Điều đáng nói là tuy tình trạng này xảy ra từ nhiều ngày qua, khiến dư luận bức xúc, nhưng các phương tiện vận tải của một số doanh nghiệp vẫn chưa bị các cơ quan chức năng xử lý hay nhắc nhở.

 

Ngoài ra, theo ghi nhận của các phóng viên và sự khẳng định của lực lượng chức năng địa phương, trên tuyến Quốc lộ 3 đoạn từ cầu Đa Phúc (T.X Phổ Yên) đến điểm nối vào Quốc lộ 1B; trên tuyến Quốc lộ 37 đoạn từ xã Yên Lãng (Đại Từ) đi ngã ba Bờ Đậu, xã Cổ Lũng (Phú Lương) nối vào Quốc lộ 3 cũng như trên một số tuyến tỉnh lộ khác vẫn còn tình trạng xe vận chuyển quá tải.
Thực trạng đó đã được Báo Thái Nguyên phản ánh kịp thời trên một số kỳ báo (cả báo in và báo điện tử) phát hành trong tháng 7 và tháng 8-2015. 

 

Cử tri huyện Phú Bình đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí để kiên cố hóa kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân các xã Tân Thành, Tân Khánh, Bảo Lý, Bàn Đạt.

 

Trả lời: Căn cứ Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020, UBND tỉnh đã cho chủ trương khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa hồ đập, kênh mương nội đồng giai đoạn 2010-2015. Từ năm 2011 đến nay, các huyện đã được đầu tư xây dựng các công trình bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Hệ thống kênh mương nội đồng thuộc địa bàn các xã Tân Thành, Tân Khánh, Bảo Lý, Bàn Đạt thuộc phạm vi quản lý của UBND huyện Phú Bình. Hàng năm, UBND tỉnh đã cân đối, phân bổ kinh phí từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí và Chương trình xây dựng nông thôn mới cho các huyện, trong đó có huyện Phú Bình. Hàng năm, huyện Phú Bình thường xuyên xây dựng các tuyến kênh mương trên địa bàn, tuy nhiên do nguồn ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa cân đối đủ vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, trong đó có hệ thông kênh mương nội đồng của các xã theo tiến độ quy hoạch đề ra.

 

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri các xã Tân Thành, Tân Khánh, Bảo Lý, Bàn Đạt, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp - PTNT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới.

 

* Cử tri huyện Đại Từ đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành Điện nâng cấp đường dây tải điện tại 3 xóm Đầm Gành, Đầm Pháng và Đồng Cháy (xã Mỹ Yên) để bảo đảm nguồn điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.

 

Trả lời: Hiện tại, Công ty Điện lực Thái Nguyên đang thực hiện dự án KFW2 (triển khai trong năm 2015), sẽ cải thiện được chất lượng điện áp tại khu vực.

 

Ngoài ra, Công ty Điện lực đang thực hiện các dự án cải tạo, chống quá tải lưới điện khu vực các xã, huyện, thành phố và khu công nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là khẩn trương chống quá tải cho các khu vực có nhiều nhà trọ cho người lao động, các khu, cụm công nghiệp, như các khu vực lân cận Khu công nghiệp Yên Bình (Dự án Samsung) trên địa bàn T.X Phổ Yên và huyện Phú Bình, khu vực T.P Thái Nguyên để bảo đảm cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

 

* Cử tri huyện Đồng Hỷ đề nghị tỉnh tổ chức kiểm tra các mỏ đã được cấp phép, đối với những mỏ không hoạt động và không có điều kiện hoạt động thì thu hồi giấy phép, trả lại địa phương để nhân dân có đất sản xuất.

 

Trả lời: Hiện nay, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 53 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực (gồm: 4 giấy phép do bộ, ngành cấp; 39 giấy phép do UBND tỉnh cấp). Từ năm 2014 đến nay, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) đã chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND huyện Đồng Hỷ tiến hành 3 đợt thanh, kiểm tra đối với 15 giấy phép của 10 đơn vị. Kết quả thanh, kiểm tra cho thấy có 4 giấy phép khai thác được cấp cho 4 đơn vị trên địa bàn huyện (HTX Quần Sơn; Công ty TNHH Lãng Hoa; HTX Tiến Hào; Công ty TNHH Mỏ Nhân Thịnh) đã khai thác nhưng chưa bảo đảm đúng tiến độ; trước khi khai thác chưa đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và UBND các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện. Bên cạnh đó, qua thống kê, rà soát cho thấy hiện nay có 16 giấy phép chưa đưa mỏ vào khai thác theo tiến độ. Theo báo cáo của doanh nghiệp, hiện nay do khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân chưa thống nhất về giá bồi thường, chưa phối hợp kiểm đếm dẫn đến doanh nghiệp không có mặt bằng để khai thác; thứ hai là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung, giá khoáng sản giảm mạnh, các doanh nghiệp không bán được sản phẩm, tồn kho nhiều dẫn đến khó khăn về tài chính. Ví dụ: Quặng sắt đầu năm 2014 giá trung bình khoảng 700.000/tấn, hiện nay giá trung bình khoảng 450.000/tấn; quặng titan năm 2012 giá bán khoảng 1.700.000/tấn, năm 2014 không bán được, hiện nay giá bán khoảng 600.000/tấn.

 

Qua các đợt thanh, kiểm tra, Sở TN-MT đã hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép khai thác trên địa bàn huyện Đồng Hỷ cần đẩy nhanh để bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và UBND các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; lập hồ sơ để thuê đất và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

 

Tính đến tháng 5-2015, Sở TN-MT đã tiếp nhận, đang xử lý 5 giấy phép của 3 đơn vị trả lại giấy phép và một phần diện tích khu vực được cấp phép (2 mỏ sắt của Công ty CP Luyện kim đen Thái Nguyên, mỏ đá vôi Xóm Mới của Doanh nghiệp tư nhân Việt Cường, mỏ đá vôi Đồng Luông của Doanh nghiệp tư nhân Minh Hiển và 1 mỏ đá vôi của Công ty CP Khai thác khoáng sản Đại Việt). Ngày 15-5-2015, Sở TN-MT đã ban hành Quyết định đợt 1 kiểm tra và hậu kiểm tra đối với 16 giấy phép khai thác của 10 đơn vị trong việc chấp hành pháp luật về tài nguyên - môi trường trong khai thác khoáng sản.

 

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Đồng Hỷ, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, trong thời gian tới UBND tỉnh yêu cầu Sở TN-MT tiếp tục kiểm tra, rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện hồ sơ thủ tục để thuê đất và sớm đưa mỏ vào hoạt động khai thác. Đối với các trường hợp vi phạm, sau khi nhắc nhở, đôn đốc nhiều lần nhưng không thực hiện, yêu cầu Sở TN-MT cương quyết xử lý và tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy thu hồi giấy phép theo quy định.

 

* Cử tri huyện Phú Bình đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí để kiên cố hóa kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân các xã Tân Thành, Tân Khánh, Bảo Lý, Bàn Đạt.

 

Trả lời: Căn cứ Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020, UBND tỉnh đã cho chủ trương khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa hồ đập, kênh mương nội đồng giai đoạn 2010-2015. Từ năm 2011 đến nay, các huyện đã được đầu tư xây dựng các công trình bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Hệ thống kênh mương nội đồng thuộc địa bàn các xã Tân Thành, Tân Khánh, Bảo Lý, Bàn Đạt thuộc phạm vi quản lý của UBND huyện Phú Bình. Hàng năm, UBND tỉnh đã cân đối, phân bổ kinh phí từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí và Chương trình xây dựng nông thôn mới cho các huyện, trong đó có huyện Phú Bình. Hàng năm, huyện Phú Bình thường xuyên xây dựng các tuyến kênh mương trên địa bàn, tuy nhiên do nguồn ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa cân đối đủ vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, trong đó có hệ thông kênh mương nội đồng của các xã theo tiến độ quy hoạch đề ra.

 

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri các xã Tân Thành, Tân Khánh, Bảo Lý, Bàn Đạt, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp - PTNT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư kiên cố hóa kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới.

 

* Cử tri huyện Đại Từ đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành Điện nâng cấp đường dây tải điện tại 3 xóm Đầm Gành, Đầm Pháng và Đồng Cháy (xã Mỹ Yên) để bảo đảm nguồn điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.

 

Trả lời: Hiện tại, Công ty Điện lực Thái Nguyên đang thực hiện dự án KFW2 (triển khai trong năm 2015), sẽ cải thiện được chất lượng điện áp tại khu vực. Ngoài ra, Công ty Điện lực đang thực hiện các dự án cải tạo, chống quá tải lưới điện khu vực các xã, huyện, thành phố và khu công nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là khẩn trương chống quá tải cho các khu vực có nhiều nhà trọ cho người lao động, các khu, cụm công nghiệp, như các khu vực lân cận Khu công nghiệp Yên Bình (Dự án Samsung) trên địa bàn T.X Phổ Yên và huyện Phú Bình, khu vực T.P Thái Nguyên để bảo đảm cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

 

* Cử tri huyện Đồng Hỷ đề nghị tỉnh tổ chức kiểm tra các mỏ đã được cấp phép, đối với những mỏ không hoạt động và không có điều kiện hoạt động thì thu hồi giấy phép, trả lại địa phương để nhân dân có đất sản xuất.

 

Trả lời: Hiện nay, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 53 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực (gồm: 4 giấy phép do bộ, ngành cấp; 39 giấy phép do UBND tỉnh cấp). Từ năm 2014 đến nay, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) đã chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND huyện Đồng Hỷ tiến hành 3 đợt thanh, kiểm tra đối với 15 giấy phép của 10 đơn vị. Kết quả thanh, kiểm tra cho thấy có 4 giấy phép khai thác được cấp cho 4 đơn vị trên địa bàn huyện (HTX Quần Sơn; Công ty TNHH Lãng Hoa; HTX Tiến Hào; Công ty TNHH Mỏ Nhân Thịnh) đã khai thác nhưng chưa bảo đảm đúng tiến độ; trước khi khai thác chưa đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và UBND các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện. Bên cạnh đó, qua thống kê, rà soát cho thấy hiện nay có 16 giấy phép chưa đưa mỏ vào khai thác theo tiến độ. Theo báo cáo của doanh nghiệp, hiện nay do khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân chưa thống nhất về giá bồi thường, chưa phối hợp kiểm đếm dẫn đến doanh nghiệp không có mặt bằng để khai thác; thứ hai là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung, giá khoáng sản giảm mạnh, các doanh nghiệp không bán được sản phẩm, tồn kho nhiều dẫn đến khó khăn về tài chính. Ví dụ: Quặng sắt đầu năm 2014 giá trung bình khoảng 700.000/tấn, hiện nay giá trung bình khoảng 450.000/tấn; quặng titan năm 2012 giá bán khoảng 1.700.000/tấn, năm 2014 không bán được, hiện nay giá bán khoảng 600.000/tấn.

 

Qua các đợt thanh, kiểm tra, Sở TN-MT đã hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép khai thác trên địa bàn huyện Đồng Hỷ cần đẩy nhanh để bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và UBND các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; lập hồ sơ để thuê đất và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

 

Tính đến tháng 5-2015, Sở TN-MT đã tiếp nhận, đang xử lý 5 giấy phép của 3 đơn vị trả lại giấy phép và một phần diện tích khu vực được cấp phép (2 mỏ sắt của Công ty CP Luyện kim đen Thái Nguyên, mỏ đá vôi Xóm Mới của Doanh nghiệp tư nhân Việt Cường, mỏ đá vôi Đồng Luông của Doanh nghiệp tư nhân Minh Hiển và 1 mỏ đá vôi của Công ty CP Khai thác khoáng sản Đại Việt). Ngày 15-5-2015, Sở TN-MT đã ban hành Quyết định đợt 1 kiểm tra và hậu kiểm tra đối với 16 giấy phép khai thác của 10 đơn vị trong việc chấp hành pháp luật về tài nguyên - môi trường trong khai thác khoáng sản.

 

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Đồng Hỷ, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, trong thời gian tới UBND tỉnh yêu cầu Sở TN-MT tiếp tục kiểm tra, rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện hồ sơ thủ tục để thuê đất và sớm đưa mỏ vào hoạt động khai thác. Đối với các trường hợp vi phạm, sau khi nhắc nhở, đôn đốc nhiều lần nhưng không thực hiện, yêu cầu Sở TN-MT cương quyết xử lý và tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy thu hồi giấy phép theo quy định.

 

* Cử tri Thành phố Thái Nguyên đề nghị tỉnh quan tâm chỉ đạo, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để mọi người dân hiểu và thực hiện theo pháp luật.

Trả lời:

 

* Về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật: Trong những năm qua công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành quan tâm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhiều Chỉ thị, Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chương trình, Kế hoạch và văn bản về công tác PBGDPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được ban hành, đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL. Tuy nhiên, công tác này thời gian qua chưa có sự đổi mới, đa dạng, phù hợp với các đối tượng, địa bàn nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Những hạn chế, bất cập trên xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu là:

 

- Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, dân cư sống không tập trung, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác PBGDPL.

 

- Một số cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành, đơn vị chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL nên  thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo và đưa ra các giải pháp để phát huy và nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình nhất là phổ biến những chính sách pháp luật mới liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

 

- Kinh phí, điều kiện bảo đảm cho hoạt động PBGDPL của các địa phương còn thiếu. Hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp còn hạn chế.

 

Với trách nhiệm là cơ quan giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về PBGDPL, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều giải pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao dân trí, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Hiện nay, Sở Tư pháp đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

 

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác PBGDPL. Hội đồng PHPBGDPL các cấp cần tiếp tục tư vấn cho cấp ủy, HĐND, UBND cùng cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai công tác PBGDPL tại địa phương.

 

- Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL: Tiếp tục củng cố, kiện toàn, đổi mới hoạt động của Hội đồng PHPBGDPL các cấp, đảm bảo Hội đồng hoạt động thực chất, tránh hình thức. Sử dụng và phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm như: cán bộ pháp chế; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tuyên truyền pháp luật; hòa giải viên; Luật sư, Luật gia; trợ giúp viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý; các đội thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích; đội thông tin, chiếu bóng lưu động và các nhóm nòng cốt... và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ  PBGDPL, kiến thức pháp luật cho đội ngũ này.

 

- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật: Tuỳ từng đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật, điều kiện cụ thể của địa phương, việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bằng các hình thức, biện pháp cụ thể.

 

- Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong các nhà trường ở các cấp học, bậc học: Tiếp tục thực hiện tốt chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; bên cạnh chương trình giáo dục pháp luật chính khoá cần tăng cường các hoạt động ngoại khoá, có các hình thức phù hợp để học sinh, sinh viên được tham gia các hoạt động xã hội, tham dự các buổi nói chuyện về pháp luật, các phiên toà xử án, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật…đưa nội dung tập huấn nghiệp vụ PBGDPL và kiến thức pháp luật vào chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên dạy môn Pháp luật, Giáo dục công dân, Đạo đức và cán bộ phụ trách công tác PBGDPL trong nhà trường.

 

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh, nhất là tại cơ sở: Không ngừng tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đoàn thể. Kết hợp công tác PBGDPL với việc thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, khôi phục và phát huy văn hoá truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp ở từng cộng đồng dân cư, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

 

- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng của Hội đồng PHPBGDPL các cấp trong công tác PBGDPL: Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn sơ kết, tổng kết và thực hiện các chính sách thi đua, khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

- Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng kỹ thuật, phương tiện hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Huy động sự tham gia, đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

UBND tỉnh tiếp thu ý kiến phản ánh, kiến nghị của cử tri và giao cho Sở Tư pháp tiếp tục triển khai các hoạt động cụ thể nêu trên nhằm tạo chuyển biến cơ bản, đồng bộ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

 

* Cử tri các địa phương đề nghị tỉnh có biện pháp quản lý và tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện ma túy tập trung.

 

Trả lời: Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tăng cường, đẩy mạnh quản lý người nghiện ma túy để góp phần giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế sự gia tăng người nghiện mới trên địa bàn tỉnh. Từ năm 1994 đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 8 trung tâm cai nghiện, quản lý sau cai nghiện với quy mô quản lý được từ 1.000 đến 1.500 người/lần chấp hành quyết định vào tập trung tại các trung tâm, trong đó có 1 trung tâm cai nghiện thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, 5 trung tâm cai nghiện thuộc UBND cấp huyện quản lý, 1 trung tâm cai nghiện tự nguyện dân lập, 1 trung tâm quản lý sau cai nghiện tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn T.P Thái Nguyên còn có 23 điểm trạm cai nghiện tại cộng đồng, quản lý được từ 100-120 người/lần chấp hành quyết định của UBND xã, phường; 180 trạm y tế các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hỗ trợ quản lý người cai nghiện tại cộng đồng ở nơi cư trú.

 

* Về hệ thống tổ chức, cán bộ tham gia quản lý người nghiện ma túy: Ở trung tâm cai nghiện, quản lý sau cai là 219 cán bộ; ở điểm trạm cai nghiện cộng đồng và ở mỗi xã, phường, thị trấn có tổ công tác cai nghiện, mỗi tổ công tác cai nghiện có ít nhất là 7 người (trạm y tế, ban công an xã, cán bộ chuyên môn, tổ chức đoàn thể xã hội ở cấp xã tham gia); các xã, phường, thị trấn trọng điểm tệ nạn ma túy có 1 cán sự chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội.

 

* Về tạo việc làm cho người sau cai nghiện: Để thực hiện có hiệu quả Chương trình cai nghiện và quản lý người sau cai giai đoạn 2011-2015, năm 2012, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo khảo sát nhu cầu học nghề, tạo việc làm sau cai nghiện của 600 người nghiện ma túy quản lý tại các trung tâm, kết quả cho thấy có 138 người có nhu cầu học nghề (bằng 23%); 462 người không có nhu cầu học nghề (bằng 77%). Mặc dù vậy trong 4 năm qua (từ năm 2011-2014), các trung tâm chữa bệnh, giáo dục - lao động xã hội tỉnh, huyện, thành, thị đã tổ chức được 20 lớp dạy nghề, hướng nghiệp nghề cho 685 học viên có đơn xin học nghề theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, gồm các nghề như: Điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, hàn, xây dựng dân dụng, mây tre đan, sửa chữa xe máy, gò hàn, mộc dân dụng và nghề chăn nuôi, trồng trọt. Các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh cũng rất tích cực hỗ trợ vốn vay tạo việc làm, tự tạo việc làm cho 81 người sau cai nghiện tập trung trở về nơi cư trú cam kết không tái phạm, tái nghiện, sau 36 tháng không sử dụng lại ma túy; 60 người được hỗ trợ tìm việc làm theo quy định của Nhà nước (T.P Thái Nguyên 21 người, còn lại ở các huyện, thị xã).

 

- Theo kết quả rà soát thống kê người nghiện ma túy, toàn tỉnh có 3.327 người nghiện ma túy có việc làm (bằng 58,66%), trong đó 648 người có việc làm ổn định, 2.679 người có việc làm nhưng không ổn định; số người nghiện ma túy còn lại không có việc làm (41,34%).

 

* Một số khó khăn, bất cập trong thực hiện biện pháp quản lý và tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau cai nghiện:

 

- Người nghiện ma túy vẫn còn tình trạng không tự giác khai báo, không tự nguyện đi cai nghiện, đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc thì chốn tránh, không muốn đi cai nghiện tập trung;

 

- Việc quản lý người nghiện ở gia đình, cộng đồng còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập; người nghiện thường xuyên vắng nhà, đi làm ăn xa;

 

- Người nghiện ma túy là người bệnh, sau một thời gian sử dụng ma túy, người nghiện bị tổn thương não bộ do ma túy gây nên, mắc một số bệnh, tiêm chích chung bơm kim tiêm dễ lây nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy lâu ngày dẫn đến bị suy nhược, suy kiệt sức khỏe, suy giảm khả năng lao động. Ngoài ra người nghiện ma túy chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ văn hóa thấp; trên 80% không qua đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp; đại đa số là người ngại lao động (không muốn làm việc), thích tự do.

 

* Một số giải pháp thực hiện quản lý và tạo việc làm cho người sau cai nghiện trong thời gian tới.

 

- Rà soát, tổ chức lại và chuyển đổi mô hình các Trung tâm cai nghiện, quản lý người sau cai nghiện để nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện theo Đề án đổi mới của Chính phủ đã được phê duyệt tại Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27-12-2013. Đa dạng hóa các biện pháp quản lý người nghiện và mô hình điều trị nghiện, tăng dần điều trị tự nguyện, giảm dần bắt buộc, tạo điều kiện thuận lợi để người nghiện ma túy lựa chọn các biện pháp và mô hình điều trị phù hợp (quản lý người nghiện ma túy sau cai nghiện có hiệu quả, giúp đỡ họ sớm hòa nhập cộng đồng bền vững, không tái sử dụng lại ma túy, về lâu dài chủ yếu vẫn dựa vào gia đình, cộng đồng là chính).

 

- Đẩy mạnh việc phối hợp tuyên truyền, thực hiện Đề án thí điểm mô hình dùng thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn, điều trị nghiện tại gia đình, cộng đồng, trong cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.

 

- Tăng cường tổ chức hoạt động Đội công tác xã hội tình nguyện ở cấp xã để giúp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện có hiệu quả việc tham gia quản lý, tư vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện, sau cai nghiện được học nghề, giới thiệu việc làm, lao động trị liệu, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện từng bước ổn định đời sống, phòng chống tái sử dụng lại ma túy...

 

- Đề nghị UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác cai nghiện, quản lý người sau cai nghiện theo quy định của pháp luật; Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã hội cấp xã tổ chức tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy tham gia các chương trình điều trị, cai nghiện tự nguyện ở gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện; cùng với gia đình đối tượng giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời người nghiện ma túy ngay từ những ngày đầu tiên cai nghiện; không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện ma túy; thực hiện các biện pháp quản lý người sau cai theo quy định của pháp luật, tích cực tư vấn để người sau cai nghiện thay đổi hành vi, nhân cách; hỗ trợ vốn, cho vay vốn, tạo việc làm, dạy nghề cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng bền vững.

 

* Cử tri T.X Phổ Yên, các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ đề nghị tỉnh có biện pháp kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng xe vận chuyển quá tải trọng làm hỏng đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

 

Trả lời: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, UBND tỉnh đã giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải (GT-VT) xây dựng kế hoạch số 1512/KHPH-SGTVT-CAT ngày 24-12-2013 phối hợp triển khai thực hiện việc tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ; đồng thời xây dựng Kế hoạch số 2724/KH-CAT (PC67) ngày 26-3-2014 tổ chức triển khai thực hiện đợt cao điểm tổng kiểm tra các phương tiện vi phạm về chở hàng vượt quá trọng tải, thay đổi kích thước thành thùng xe trên địa bàn toàn tỉnh. Việc triển khai thực hiện quyết liệt kiểm tra, xử lý xe quá trọng tải đã tạo nên ý thức cho các lái xe, chủ xe, chủ hàng trong việc chấp hành pháp luật, đồng thời đã có ý thức tự điều chỉnh khối lượng hàng hóa chở trên xe ô tô trước khi tham gia giao thông; đến nay, các hành vi vi phạm công nhiên về chở hàng vượt quá trọng tải và tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe trên địa bàn tỉnh giảm so với trước đây. Để duy trì kết quả đã đạt được, đồng thời xử lý quyết liệt, triệt để tình trạng xe tải chở hàng vượt quá trọng tải trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới yêu cầu Công an tỉnh, Sở GT-VT và các cơ quan chức năng của tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp sau:

 

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt chỉ đạo của Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đặc biệt là các trường hợp xe ôtô tải vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải, tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe.

 

- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền luật giao thông đường bộ; đặc biệt là tuyên truyền kế hoạch kiểm tra xử lý vi phạm tải trọng xe đến các cơ quan, doanh nghiệp, chủ phương tiện xe tải.

 

- Phối hợp với Sở GT-VT tiếp tục tham gia kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh, kiểm tra, xác định xe ô tô tải vi phạm các quy định thành thùng xe và kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hành vi tự ý thay đổi kích thước thành thùng, chở hàng vượt quá tải trọng quy định.

 

- Thực hiện nghiêm chủ đề Năm an toàn giao thông 2015 “Siết chặt quản lý vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”.

 

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý dứt điểm tình trạng xe quá tải gây hỏng đường và nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

 

* Cử tri T.X Phổ Yên, T.P Thái Nguyên, các huyện Phú Bình, Đại Từ phản ánh: Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ “Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở”, các địa phương đã triển khai việc xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công với cách mạng, đến nay nhiều địa phương đã làm xong. Đề nghị tỉnh quan tâm bố trí ứng kinh phí hỗ trợ.

 

Trả lời: Theo kế hoạch thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của tỉnh Thái Nguyên năm 2013, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xong 1.118 hộ với tổng kinh phí hỗ trợ là 32.460 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ của Trung ương là 30.837 triệu đồng; kinh phí đối ứng của tỉnh là 1.623 triệu đồng. Đến hết năm 2014, Trung ương đã cấp cho tỉnh Thái Nguyên 26.000 triệu đồng, còn thiếu 4.837 triệu đồng, UBND tỉnh đã ứng trước ngân sách để thực hiện hỗ trợ cho các hộ dân theo Kế hoạch năm 2013 đã được phê duyệt.

 

- Ngày 8-5-2014, Bộ Xây dựng có văn bản số 901/BXD-QLN về việc thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, trong đó yêu cầu:

 

+ Tập trung hoàn thành hỗ trợ cho số lượng người có công với cách mạng mà địa phương đã báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012 (số lượng cụ thể đã được gửi theo Công văn số 14774/BTC-NSNN ngày 30-10-2013 của Bộ Tài chính về việc tạm cấp kinh phí hỗ trợ).

 

+ Rà soát số lượng đối tượng thuộc diện được hỗ trợ về nhà trong Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội thẩm tra và chỉ triển khai thực hiện hỗ trợ sau khi có chủ trương của Chính phủ.

 

Ngày 5-6-2015, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Công văn số 1349/UBND-QHXD về việc thực hiện Văn bản số 901/BXD-QLN và yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã thực hiện hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Kế hoạch năm 2013 và chỉ tiếp tục thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công khi có chủ trương của Chính phủ.

 

Do vậy, việc thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng hiện nay tạm dừng và chỉ thực hiện khi có chủ trương của Chính phủ. UBND tỉnh trả lời để các bậc cử tri biết.

 

*Cử tri các huyện Phú Bình, Phú Lương đề nghị tỉnh sớm thực hiện việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đã được phê duyệt là xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu (ATK) vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015 theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ; bố trí vốn xây dựng tuyến đường giao thông liên xóm Na Hiên, Khuôn Lặng, Na Pháng của xã Yên Trạch (Phú Lương) đã có quyết định phê duyệt đầu tư từ nguồn vốn ATK.

 

 Trả lời:

 

2.1. Về thực hiện theo Chương trình 135: Theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10-2-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã ATK vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015, huyện Phú Bình có 5 xã và huyện Phú Lương có 7 xã nằm trong diện đầu tư Chương trình 135.

 

Trong những năm qua, căn cứ nguồn vốn do Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã thực hiện phân bổ vốn đầu tư thuộc Chương trình 135 cho các địa phương theo định mức: Đầu tư cơ sở hạ tầng 1.000 triệu đồng/xã (các xã 135, ATK) và 200 triệu đồng/xóm đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển sản xuất 300 triệu đồng/xã (các xã 135, ATK) và 50 triệu đồng/xóm đặc biệt khó khăn (mỗi xã hỗ trợ không quá 4 xóm); duy tu bảo dưỡng theo quy định và điều kiện thực tế. Cụ thể:

 

* Năm 2014, số vốn thực hiện Chương trình 135 cho các địa phương được giao tại các quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 20-3-2014 và số 2725/QĐ-UBND ngày 26-11-2014 của UBND tỉnh. Trong đó:

 

- Huyện Phú Bình: 7.865,4 triệu đồng.

 

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 5.800 triệu đồng

 

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất: 1.700 triệu đồng

 

+ Duy tu, bảo dưỡng: 365,4 triệu đồng

 

- Huyện Phú Lương: 11.379,2 triệu đồng.

 

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 8.400 triệu đồng

 

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất: 2.450 triệu đồng

 

+ Duy tu, bảo dưỡng: 529,2 triệu đồng

 

* Năm 2015, số vốn thực hiện Chương trình 135 được giao tại quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 30-1-2015 của UBND tỉnh. Số vốn được giao tương tự như năm 2014.

 

Căn cứ vào tổng số vốn do UBND tỉnh phân bổ, UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động thực hiện phân bổ chi tiết tại địa phương sau khi thống nhất bằng văn bản với Ban Dân tộc.

 

2.2. Bố trí vốn xây dựng tuyến đường giao thông liên xóm Na Hiên, Khuôn Lặng, Na Pháng của xã Yên Trạch (Phú Lương) đã có quyết định phê duyệt đầu tư từ nguồn vốn ATK: Xã Yên Trạch được công nhận là xã ATK theo Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12-8-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã ATK thuộc tỉnh Thái Nguyên và phê duyệt Đề án định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015.

 

Căn cứ Quyết định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ năm 2012, trên địa bàn xã Yên Trạch đã thực hiện đầu tư hoàn thành 2 dự án:

 

- Dự án cầu Đồng Căng: Tổng vốn đầu tư 1.505 triệu đồng.

 

- Đập 3-2 thuộc Dự án sửa chữa, nâng cấp cụm hồ: Hồ Na Biểu, xã Phủ Lý; hồ Đầm Mèng, xã Ôn Lương; đập 3-2, xã Yên Trạch, với tổng vốn đầu tư 12.367 triệu đồng.

 

Đối với dự án theo đề nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ xem xét, yêu cầu UBND huyện Phú Lương tính toán, cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.

 

* Cử tri các huyện Phú Bình, Phú Lương đề nghị tỉnh sớm thực hiện việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đã được phê duyệt là xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu (ATK) vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015 theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ; bố trí vốn xây dựng tuyến đường giao thông liên xóm Na Hiên, Khuôn Lặng, Na Pháng của xã Yên Trạch (Phú Lương) đã có quyết định phê duyệt đầu tư từ nguồn vốn ATK.


 Trả lời:

 

2.1. Về thực hiện theo Chương trình 135: Theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10-2-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã ATK vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015, huyện Phú Bình có 5 xã và huyện Phú Lương có 7 xã nằm trong diện đầu tư Chương trình 135.

 

Trong những năm qua, căn cứ nguồn vốn do Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã thực hiện phân bổ vốn đầu tư thuộc Chương trình 135 cho các địa phương theo định mức: Đầu tư cơ sở hạ tầng 1.000 triệu đồng/xã (các xã 135, ATK) và 200 triệu đồng/xóm đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển sản xuất 300 triệu đồng/xã (các xã 135, ATK) và 50 triệu đồng/xóm đặc biệt khó khăn (mỗi xã hỗ trợ không quá 4 xóm); duy tu bảo dưỡng theo quy định và điều kiện thực tế. Cụ thể:

 

* Năm 2014, số vốn thực hiện Chương trình 135 cho các địa phương được giao tại các quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 20-3-2014 và số 2725/QĐ-UBND ngày 26-11-2014 của UBND tỉnh. Trong đó:

 

- Huyện Phú Bình: 7.865,4 triệu đồng.


+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 5.800 triệu đồng


+ Hỗ trợ phát triển sản xuất: 1.700 triệu đồng


+ Duy tu, bảo dưỡng: 365,4 triệu đồng


- Huyện Phú Lương: 11.379,2 triệu đồng.


+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 8.400 triệu đồng


+ Hỗ trợ phát triển sản xuất: 2.450 triệu đồng


+ Duy tu, bảo dưỡng: 529,2 triệu đồng

 

* Năm 2015, số vốn thực hiện Chương trình 135 được giao tại quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 30-1-2015 của UBND tỉnh. Số vốn được giao tương tự như năm 2014.

 

Căn cứ vào tổng số vốn do UBND tỉnh phân bổ, UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động thực hiện phân bổ chi tiết tại địa phương sau khi thống nhất bằng văn bản với Ban Dân tộc.

 

2.2. Bố trí vốn xây dựng tuyến đường giao thông liên xóm Na Hiên, Khuôn Lặng, Na Pháng của xã Yên Trạch (Phú Lương) đã có quyết định phê duyệt đầu tư từ nguồn vốn ATK: Xã Yên Trạch được công nhận là xã ATK theo Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12-8-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã ATK thuộc tỉnh Thái Nguyên và phê duyệt Đề án định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015.

 

Căn cứ Quyết định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ năm 2012, trên địa bàn xã Yên Trạch đã thực hiện đầu tư hoàn thành 2 dự án:
- Dự án cầu Đồng Căng: Tổng vốn đầu tư 1.505 triệu đồng.
- Đập 3-2 thuộc Dự án sửa chữa, nâng cấp cụm hồ: Hồ Na Biểu, xã Phủ Lý; hồ Đầm Mèng, xã Ôn Lương; đập 3-2, xã Yên Trạch, với tổng vốn đầu tư 12.367 triệu đồng.

 

Đối với dự án theo đề nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ xem xét, yêu cầu UBND huyện Phú Lương tính toán, cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.

 

* Cử tri T.P Thái Nguyên, huyện Phú Bình phản ánh việc chi trả trợ cấp đối với một số đối tượng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9-11-2011 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ Quốc tế ở Campuchia và Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ thực hiện còn chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đối tượng trên.

 

Trả lời: Theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện giải quyết chính sách; trong đó trách nhiệm của UBND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức xét duyệt và chi trả trợ cấp một lần đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước; cán bộ xã; công an xã; thanh niên xung phong và thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí theo quy định. Hiện nay không còn hồ sơ tồn đọng chưa được giải quyết tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.

 

Các đối tượng là quân nhân, công an nhân dân, công nhân viên quốc phòng, công nhân viên chức công an thuộc chức năng giải quyết chính sách của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh.

 

Nội dung này đề nghị Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục rà soát, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quy định để đảm bảo chế độ, chính sách đối với các đối tượng tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ Quốc tế ở Campuchia và Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ đồng thời báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.