Ngày 16/5, Cục Y tế dự phòng cho biết: Tích lũy 18 tuần đầu năm 2016 trên cả nước cho thấy số ca mắc bệnh viêm não do vi rút giảm 41,9% và số ca mắc bệnh tay chân miệng cũng giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng vẫn ghi nhận các trường hợp mắc tại 61 tỉnh, thành phố và bệnh viêm não do vi rút cũng ghi nhận rải rác tại các địa phương.
Bộ Y tế khuyến cáo: Để chủ động phòng bệnh viêm não do vi rút, người dân cần t hực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy. Đặc biệt, người dân khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc. Mọi người nên t hực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín; hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
Đối với vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản thì việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; m ũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; m ũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3- 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Bệnh viêm não do vi rút có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, lây qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp. Trẻ em dưới 15 tuổi là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Cục Y tế dự phòng nêu rõ: Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Người bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh từ tháng 3-5 và tháng 9-10. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên các biện pháp phòng bệnh chính vẫn là vệ sinh cá nhân, làm sạch môi trường để hạn chế lây lan…/.