Năm 2019, ba nhiệm vụ trọng tâm được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh tập trung xác đinh: Nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền pháp luật về ATVSTP; tăng cương kiểm tra bằng hình thức test nhanh tại các địa điểm kinh doanh thức ăn đường phố; tập trung hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện việc tự công bố sản phẩm thực phẩm và hậu kiểm chất lượng.
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 13 nghìn cơ sở thực phẩm, tăng gần 2.000 cơ sở so với năm 2017 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển nhiều hình thức dịch vụ thương mại tại các đại phương. Qua đánh giá kết quả công tác xử lý vi phạm về ATVSTP thuộc ngành Y tế quản lý năm 2018 có 376 cơ sở vi phạm/ 8.622 cơ sở được kiểm tra. Trong đó phát hiện và buộc tiêu hủy 17 sản phẩm. Tổng số tiền xử phạt nộp ngân sách Nhà nước là trên 373 triệu đồng, tăng gần 50 triệu đồng so với năm 2017.
Qua đánh giá kết quả hoạt động năm 2018 cho thấy, số cơ sở vi phạm thông qua hoạt động giám sát và thnha, kiểm tra giảm từ 10% so với năm 2017 xuống còn 4%. Đặc biệt, trong năm đã có 239 sản phẩm của 86 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm tự công bố chất lượng san rphaam rtheo quy định pháp luật. Tuy nhiên, các cơ quan Y tế cơ sở tuyến huyện, xã đã nhận định: Bước đầu hành vi chấp hành pháp luật về ATVSTP đã có thay đổi về nhận thức trong đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải đủ điều kiện pháp luật quy định.
Tuy nhiên, còn nhiều hành vi mất an toàn hoặc có nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doan thực phẩm. Chính vì vậy, các cấp chính quyền cơ sở cần tăng cường kiểm tra, thanh tra theo chuyên đề và tham mưu kịp thời về những biện pháp phòng ngừa trong quản lý Nhà nước về VSATTP. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, hướng đến mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ATVSTP cho các nhóm đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.