Cô gái Tày “bén duyên” với nghề mây tre đan

Việt Dũng 11:44, 19/06/2023

Xuất phát từ tình yêu với chiếc nón Tày truyền thống của dân tộc mình, chị Ma Thị Mai, sinh năm 1987, ở xóm Đá Bay, xã Bình Yên, Định Hoá, đã “bén duyên” với nghề mây tre đan, gặt hái được những thành công bước đầu và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nhận bằng đại học tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và đi dạy nhiều năm tại TP. Hà Nội, nhưng chị Mai vẫn quyết định về quê khởi nghiệp với nghề mây tre đan. Chị Mai tâm sự: Là người Tày nên từ nhỏ tôi đã ấp ủ theo nghề làm nón truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.
Nhận bằng đại học tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và đi dạy nhiều năm tại TP. Hà Nội, nhưng chị Mai vẫn quyết định về quê khởi nghiệp với nghề mây tre đan. Chị Mai tâm sự: Là người Tày nên từ nhỏ tôi đã ấp ủ theo nghề làm nón truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.
Tre là nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Mô hình của chị Mai không những tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào mà còn tăng thêm thu nhập cho bà con trồng tre trong vùng.
Tre là nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Mô hình của chị Mai không những tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào mà còn tăng thêm thu nhập cho bà con trồng tre trong vùng.
Những cây tre được chọn lựa kĩ, đảm bảo chất lượng (không quá già hoặc quá non) mới được đem đi cạo vỏ, cắt khúc, trẻ thành lạt. Những thanh tre có độ dài khoảng 50cm-70cm được đưa đến xưởng chẻ để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Những cây tre được chọn lựa kĩ, đảm bảo chất lượng (không quá già hoặc quá non) mới được đem đi cạo vỏ, cắt khúc, trẻ thành lạt. Những thanh tre có độ dài khoảng 50cm-70cm được đưa đến xưởng chẻ để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Các sản phẩm mà cơ sở của chị Mai đưa ra thị trường chủ yếu là rổ, rá, thúng, mẹt, đèn lồng. Tuy nhiên, hiện nay lao động tại địa phương chưa đủ tay nghề để gia công nên cơ sở vẫn phải thuê gia công với chi phí khá cao, chiếm 30-40% giá thành sản phẩm. Chị Mai dự định sẽ xây dựng thêm nhà xưởng, đào tạo lao động đan lát tại địa phương, qua đó giảm chi phí và tạo thêm việc làm cho bà con.
Các sản phẩm mà cơ sở của chị Mai đưa ra thị trường chủ yếu là rổ, rá, thúng, mẹt, đèn lồng. Tuy nhiên, hiện nay lao động tại địa phương chưa đủ tay nghề để gia công nên cơ sở vẫn phải thuê gia công với chi phí khá cao, chiếm 30-40% giá thành sản phẩm. Chị Mai dự định sẽ xây dựng thêm nhà xưởng, đào tạo lao động đan lát tại địa phương, qua đó giảm chi phí và tạo thêm việc làm cho bà con.
Bằng việc áp dụng máy móc vào khâu chẻ tre nên năng suất, chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo đồng đều. Nhà xưởng của chị Mai có diện tích khoảng 200m² với hơn 10 máy chẻ tre, sản xuất khoảng 8.000-10.000 sản phẩm/tháng.
Bằng việc áp dụng máy móc vào khâu chẻ tre nên năng suất, chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo đồng đều. Nhà xưởng của chị Mai có diện tích khoảng 200m² với hơn 10 máy chẻ tre, sản xuất khoảng 8.000-10.000 sản phẩm/tháng.
Hiện nay, cơ sở mây tre đan của chị Mai đạt doanh thu khoảng 100 triệu đồng/tháng; giải quyết việc làm cho trên 20 lao động với mức thu nhập từ 4-6 triệu đồng/người/tháng.
Hiện nay, cơ sở mây tre đan của chị Mai giải quyết việc làm cho trên 20 lao động với mức thu nhập từ 4-6 triệu đồng/người/tháng.