Đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

15:05, 07/03/2013

Ngày 7/3, Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo, huyện Võ Nhai đã tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

*Ngày 7/3, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các đồng chí lãnh đạo MTTQ tỉnh qua các thời kỳ, các đồng chí trong 3 Hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ tỉnh đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

 

Đã có 12 ý kiến được thảo luận tại Hội nghị. Cơ bản các ý kiến đều nhất trí với những điều sửa đổi trong Hiến pháp dự thảo. Trong đó 100% các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết phải có Điều 4 trong Hiến pháp, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là không thể thay thế. Nhiều ý kiến cho rằng trong Hiến pháp sửa đổi, lần này cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức Đảng; Các quy định về phòng, chống và xử lý tham nhũng cần phải được đề cập rõ ràng; Vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ được quy định trong Điều 9 được nhiều đại biểu đưa ra bàn luận và góp ý. Đa số các đại biểu tham dự Hội nghị đều thống nhất thay cụm từ "tạo điều kiện" thành "bảo đảm điều kiện" trong mục 3, Điều 9 Hiến pháp sửa đổi. Tại Điều 28, có ý kiến đề nghị bổ sung quyền ứng cử vào các tổ chức chính trị xã hội khác ngoài quyền ứng cử vào Quốc hội đối với công dân đủ từ 21 tuổi trở lên. Nhiều ý kiến tâm huyết còn đóng góp cho chương II, quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... Những ý kiến chưa được thảo luận tại Hội nghị đã được Ủy ban MTTQ tỉnh tổng hợp bằng văn bản để chuyển đến Ban soạn thảo Hiến pháp.

 

*Cùng ngày,  Sở Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức Hội thảo với cán bộ quản lý các trường THPT, Dân tộc nội trú, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp, các phòng GD & ĐT trong toàn tỉnh để đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Trước khi diễn ra Hội thảo này, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành đã tổ chức hội nghị, hội thảo tại cơ sở để triển khai các nội dung và lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tại Hội thảo đã có trên 10 ý kiến đóng góp của các tập thể, cá nhân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Theo đó, các ý kiến đều tập trung nhấn mạnh: nội dung sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Hiến pháp đã giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đề ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã đảm bảo là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài. Các ý kiến bày tỏ sự nhất trí cao với nhiều nội dung đề cập, cũng như ngôn ngữ, diễn đạt và bố cục, kết cấu, vị trí của các chương, điều, khoản của Dự thảo Hiến pháp. Một số ý kiến đóng góp cụ thể vào các điều như: Lời nói đầu của Dự thảo tuy đã viết ngắn lại nhưng còn chưa thực sự bao quát so với yêu cầu khái quát cao của bản Hiến pháp.  Điều 13 bổ sung thêm quy định về Quốc hiệu vì thực tế lịch sử nước ta đã nhiều lần quy định và thay đổi về Quốc hiệu. Điều 27, khoản 3 quy định “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt, đối xử về giới” nên bổ sung quy định thêm “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về dân tộc, sắc tộc, màu da”… Ngay sau Hội thảo này, ngành Giáo dục sẽ tổng hợp để báo cáo Ban chỉ đạo cấp tỉnh.

 

* Sáng 7/3, Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (BCĐ) huyện Võ Nhai đã tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đồng chí Nguyễn Thế Đề, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh đến dự.

 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo về kết quả tham gia về Dự thảo Hiến pháp năm 1992 của các tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn huyện.Theo đó, việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm tại địa phương được triển khai bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp như: tổ chức hội nghị; qua các phương tiện thông tin đại chúng và tài liệu tuyên truyền; hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; qua các cuộc kiểm tra... Các thành viên BCĐ cấp huyện, đã trực tiếp tham dự và làm giảng viên phổ biến, tuyên truyền các văn bản, nội dung tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với trên 100 buổi tại cơ sở; phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện mở chuyên mục “Hỏi - đáp pháp luật” về nội dung Hiến pháp sửa đổi để nhân dân tìm hiểu với thời lượng phát thanh 10 – 15 phút/buổi; tiếp nhận và phát hành trên 5.000 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền đến nhân dân... Qua đó, BCĐ của huyện đã nhận được trên 200 ý kiến tham gia với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết. Về cơ bản, các ý kiến đêuì nhất trí với Dự thảo sửa đồi Hiến pháp...