Hiểu đúng về hệ thống xử lý nước thải

TNĐT 15:47, 21/11/2023

Hệ thống xử lý nước thải là một công trình quan trọng đối với doanh nghiệp để xử lý các chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động/sản xuất. Để quá trình vận hành đạt hiệu quả, việc hiểu đúng về hệ thống xử lý nước thải là rất quan trọng.

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Hệ thống xử lý nước thải là công trình kết hợp nhiều bể xử lý nước thải với các cơ chế xử lý khác nhau theo một chuỗi cụ thể để giải quyết các vấn đề trong nước thải. Đây là công trình cần có trong mỗi doanh nghiệp sản xuất/dịch vụ hoạt động có phát sinh nước thải và có các hạng mục ô nhiễm vượt giới hạn cho phép xả thải theo các quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Hệ thống xử lý nước thải là một công trình quan trọng đối với doanh nghiệp.

Các chất ô nhiễm mà một hệ thống xử lý nước thải có thể loại bỏ

Nước thải tồn tại rất nhiều các chất ô nhiễm khác nhau, mỗi quy trình xử lý trong hệ thống xử lý nước thải sẽ có chức năng loại bỏ một hoặc một số chất ô nhiễm nhất định. Một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm như:

Kim loại nặng: do trong quá trình sản xuất có các nguyên liệu là kim loại nặng (thường gặp ở nước thải xi mạ, luyện kim…).

BOD (nhu cầu oxy sinh hóa), COD (nhu cầu oxy hóa học) và TSS (tổng chất rắn lơ lửng): là những chất ô nhiễm thường thấy nhất trong hầu hết các loại nước thải. Với hàm lượng cao, chúng làm cạn kiệt nguồn oxy trong nước nhanh chóng, gây chết động vật thủy sinh và mất cân bằng sinh thái.

Nitơ, Amonia, Nitrat và Photpho: xuất hiện ở nhiều loại nước thải như chế biến thủy sản, công nghiệp, y tế, sinh hoạt… Đây là nguyên nhân làm tăng nồng độ BOD ở trong nước, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tảo/cỏ dại… phát triển mạnh mẽ gây ra phú dưỡng vùng nước, gây hại cho thủy sinh và tạo ra vùng nước chết.

Xả nước thải ô nhiễm là nguyên nhân gây chết cá hàng loạt.

Mầm bệnh: điển hình là các vi khuẩn, virus, nấm… xuất hiện đặc biệt nhiều ở nước thải y tế, là nguyên nhân lây truyền dịch bệnh cho con người.

Và nhiều chất ô nhiễm khác như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các chất hữu cơ khó phân hủy…

Những quy trình xử lý cần có trong một hệ thống xử lý nước thải

Để xử lý các chất ô nhiễm nêu trên, có 3 quy trình quan trọng xuất hiện ở hầu hết các hệ thống xử lý nước thải của nhiều lĩnh vực sản xuất/hoạt động khác nhau như chế biến thủy sản, thực phẩm, dệt nhuộm, y tế, chăn nuôi, công nghiệp, sinh hoạt… là:

Quy trình xử lý cơ học - vật lý: Xuất hiện ở giai đoạn đầu của hệ thống xử lý nước thải, mục đích của nó là tách những chất rắn không tan kích thước lớn ra khỏi nước thải. Một số phương pháp cơ học có thể áp dụng như song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng cát…

Quy trình xử lý hóa học - hóa lý: Thường nằm sau bước xử lý hóa lý, mục đích là loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước nhỏ, kim loại nặng cũng như các chất vô cơ có trong nước thải. Một số phương pháp hóa học thường được sử dụng như keo tụ tạo bông, trung hòa pH…

Quy trình xử lý sinh học: Nằm sau xử lý hóa học, quy trình xử lý sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải như BOD, COD, TSS, Nitơ, Photpho… Các phương pháp xử lý sinh học thường được áp dụng là kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí.

Việc gia tăng hiệu suất của quy trình xử lý sinh học có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa nước thải đầu ra đạt chuẩn theo quy định hiện hành. Giải pháp thường được sử dụng là bổ sung các sản phẩm men vi sinh xử lý nước thải chứa các chủng vi sinh vật chuyên biệt để nhanh quá trình xử lý các chất ô nhiễm như:

* Men vi sinh Microbe-Lift IND: chứa các chủng vi sinh vật Bacilus, Clostridium, Desulfovibrio, Geobacter, Methanosarcina, Pseudomonas, Rhodopseudomonas… xử lý BOD, COD, TSS và khử Nitrat.

* Men vi sinh Microbe-Lift N1: chứa các chủng vi sinh vật Nitrosomonas, Nitrobacter xử lý Nitơ, Amonia.

Men vi sinh Microbe-Lift giúp tăng hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải.

Bên cạnh 3 quy trình nêu trên, một số hệ thống xử lý nước thải còn có các quy trình phụ như quy trình xử lý bùn (với các phương pháp được áp dụng như chôn lấp, đốt…) hay quy trình khử trùng nước thải (để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh)...

Một hệ thống xử lý nước thải được đánh giá là có hiệu quả cao khi có khả năng xử lý tốt các chất ô nhiễm, tuổi thọ cao, ít tốn kém chi phí vận hành/bảo trì/thay thế và có thể thay đổi phù hợp tùy theo nhu cầu xử lý nước thải.

Liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 hoặc truy cập Website microbelift.vn để tìm hiểu chi tiết hơn về cách để vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả!