Sự tiến triển của quan hệ quốc tế đầu thế kỷ 21 và xuất phát từ nhu cầu củng cố đất nước đòi hỏi Nga phải có cách nhìn mới về tình hình thế giới, suy ngẫm lại hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình
Thế giới hiện đại đang trải qua những thay đổi cơ bản và năng động, liên quan mật thiết đến lợi ích của Liên bang Nga. Một nước Nga mới vừa trỗi dậy trên nền tảng vững chắc của lợi ích quốc gia đang đảm nhận vai trò đầy đủ trong các công việc toàn cầu.
Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, thành viên của Nhóm G-8 và nhiều tổ chức khu vực và quốc tế có uy tín, tham gia nhiều cơ chế đối thoại và hợp tác liên quốc gia, có tiềm lực lớn trong tất cả các lĩnh vực đời sống, Liên bang Nga đang có sức ảnh hưởng thật sự tới việc hình thành một kiến trúc quan hệ quốc tế mới. Đánh giá chung về những định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nga hiện nay, Đại biện lâm thời Liên bang Nga tại Việt Nam Igor Khovaev cho biết: “Chính sách đối nội hiện nay của Liên bang Nga là tập trung giải quyết những vấn đề nội bộ trong nước và hiện đại hoá nước Nga.
Còn về chính sách đối ngoại thì Liên bang Nga luôn coi trọng mình và các đối tác của mình, đồng thời tôn trọng luật pháp quốc tế và mong các nước cũng tôn trọng luật pháp quốc tế như Nga. Khái niệm trong chính sách đối ngoại của Nga là giải quyết mọi vấn đề tranh chấp và đụng độ bằng con đường hoà bình, tuân thủ nguyên tắc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Những định hướng này được xây dựng trên cơ sở tin vào sức mạnh của mình và điều này cũng đã được các nước đối tác biết rõ.”
Trong quan hệ với các quốc gia Đông Nam á, trong đó có Việt Nam, ông Igor Khovaev cho biết: “Trong đường lối cơ bản của chính sách đối ngoại của Nga năm 2000 có đề ra rằng, chính sách đối ngoại của Nga là phát triển mạnh mẽ quan hệ với các nước Đông Nam Á, song không nêu cụ thể nước nào. Nhưng đến năm 2008 đã nói rõ hơn là chính sách đối ngoại của Nga là phát triển mạnh mẽ quan hệ tốt đẹp với các nước Đông Nam Á, trước hết là quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và quan hệ hợp tác nhiều mặt với Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore và các quốc gia khác. Sự thay đổi này không phải là ngẫu nhiên, mà nó phản ánh những điều kiện đã thay đổi, bởi vì trong 8 năm qua, Việt
Theo ông Igor Khovaev, hiện mức trao đổi thương mại giữa hai nước còn khiêm tốn, khoảng hơn 600 triệu USD/năm. Hai bên cần phải tăng cường xúc tiến đầu tư hơn nữa. Để làm được việc này, không thể không tính đến vai trò của cộng đồng nguời Việt tại Nga. Đánh giá về cộng đồng người Việt tại Nga, ông Igor Khovaev cho biết: “Chúng tôi luôn đối xử với cộng đồng người Việt
Ông Igor Khovaev cũng cho biết, vào mùa thu tới, quan hệ Việt - Nga sẽ sôi động hơn bởi tháng 9 tới tại Liên bang Nga sẽ diễn ra Những ngày Việt Nam tại Nga, tiếp theo là các chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm; tháng 11 là chuyến thăm Việt Nam của Thị trưởng Moscow. Dự kiến trong chuyến thăm này, hai bên sẽ ký nhiều văn bản hợp tác kinh tế, giúp tăng kim ngạch thương mại và phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.