Đúng 12 giờ 30 phút ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh của Cam-pu-chia hoàn toàn giải phóng. Sự kiện trọng đại này đã đi vào lịch sử tròn 30 năm. Song với nhân dân Cam-pu-chia anh em cũng như những tình nguyện quân Việt Nam, ký ức về một thời hào hùng nay vẫn còn nguyên vẹn. Trong lịch sử tình hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia, ngày 7-1-1979 là một trong những ngày đáng nhớ nhất.
Bước ngoặt lịch sử trọng đại với dân tộc Cam-pu-chia
Nhớ lại những gì diễn ra cách đây 30 năm, nguyên Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia Vũ Mão bồi hồi kể lại: "Trong thời khắc lịch sử trọng đại mang nhiều ý nghĩa đó, với tôi ngày 7-1-1979 không bao giờ quên được. Chiến thắng vĩ đại đó đã mở ra bước ngoặt lịch sử với dân tộc Cam-pu-chia - ngày nhân dân Cam-pu-chia được hồi sinh để mở đầu cho công cuộc xây dựng lại đất nước".
Là người từng nhiều năm gắn bó với nhân dân Cam-pu-chia, hơn 25 năm làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia, ông Vũ Mão cho rằng, ngày 7-1-1979 không chỉ có ý nghĩa lịch sử trọng đại với nhân dân Cam-pu-chia, mà còn là ngày quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc anh em Việt Nam - Cam-pu-chia được khôi phục, củng cố và phát triển.
Ông cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 4 đến 5-11-2008, Thủ tướng Hun Xen đã phát biểu với đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia rằng: "Không có ngày 7-1-1979, không có đất nước Cam-pu-chia ngày nay. Ngày 7-1-1979 là ngày chiến thắng chung, ngày vui chung của hai dân tộc Cam-pu-chia - Việt
Với ông Nguyễn Văn Đệ, Phó ban thường trực - Ban liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp Cam-pu-chia, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia, hơn 3 năm (1979-1981) làm chuyên gia tình nguyện tại Cam-pu-chia là khoảng thời gian đáng nhớ. Đến Cam-pu-chia vào tháng 6-1979, với tư cách là Trưởng đoàn chuyên gia thanh, thiếu niên Việt Nam giúp Cam-pu-chia, ông vẫn nhớ như in: "Lần mở lớp đầu tiên tại Phnôm Pênh, học sinh đến quá đông, thiếu giường ngủ, thức ăn, bát đũa... Bạn cử cán bộ đến yêu cầu chuyên gia giúp, chúng tôi phải tự thu xếp chỗ nằm để nhường giường cho bạn; rồi chặt tre, vót đũa... làm tất cả mọi việc giúp bạn giải quyết khó khăn, ổn định tư tưởng cho học sinh".
Sau khi quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt ngày 7-1-1979, nhân dân Cam-pu-chia tiếp tục lâm vào thảm cảnh "diệt chủng mới", đó là đói rét, bệnh tật, không có cơm ăn, áo mặc, thuốc men... Đảng và Chính phủ Việt Nam đã cử hàng vạn chuyên gia Việt Nam từ các cấp, các ngành nhanh chóng lên đường sang giúp nhân dân Cam-pu-chia xây dựng lại đất nước, từ hệ thống tổ chức chính trị, xã hội đến lực lượng vũ trang, tổ chức chính quyền...
Những đóng góp của các chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam tại Cam-pu-chia trước ngày 7-1-1979 cũng như trong suốt 10 năm trời (từ 1979 đến 1989) thật khó đong đếm. Nhờ đó, đất nước Cam-pu-chia ổn định chính trị, giữ vững an ninh tổ quốc, an toàn xã hội.
Khoảng thời gian 10 năm đó là giai đoạn lịch sử đặc biệt, thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng cao đẹp của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt
Đất nước Cam-pu-chia đang thay da đổi thịt từng ngày
Sau ngày 7-1-1979, nhân dân Cam-pu-chia đạt được những thành tựu to lớn như lời khẳng định của Đại sứ Cam-pu-chia tại Việt Nam Van Phan: "Cuộc sống nơi đây đang thay da đổi thịt từng ngày". Tăng trưởng kinh tế phát triển nhanh chóng, với GDP bình quân mấy năm qua đều đạt gần 10%. Từ một nước đói ăn, năm 2007 vừa qua, Cam-pu-chia đã trở thành nước xuất khẩu gạo; dự trữ ngoại tệ lên tới 1,7 tỷ USD.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, quan hệ Việt